Chương 16 – Sự Thức tỉnh của Tâm thức

✏ Tác giả: Samael Aun Weor📖 Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để

Chúng ta cần biết rằng nhân loại đang sống với tâm thức ngủ mê. Người ta làm việc trong khi đang mơ. Người ta đi trên đường trong khi đang mơ. Người ta sống và chết trong khi đang mơ.

Khi chúng ta đã kết luận rằng tất cả mọi người đều đang ngủ mê, chúng ta hiểu rằng cần thiết phải thức tỉnh. Chúng ta cần thức tỉnh Tâm thức. Chúng ta muốn thức tỉnh Tâm thức.

Sự Mê hoặc

Nguyên nhân của giấc ngủ sâu mà nhân loại đang sống là Sự mê hoặc.
Người ta bị mê hoặc bởi tất cả mọi thứ trong cuộc sống. Người ta quên mất chính mình bởi vì họ bị mê hoặc.

Người say rượu trong quán rượu bị mê hoặc bởi rượu, địa điểm, khoái cảm, bạn bè và phụ nữ. Người phụ nữ tự đắc bị mê hoặc trước gương bởi sự say mê chính mình. Những người giàu có bủn xỉn bị mê hoặc bởi tiền bạc và tài sản. Người công nhân thật thà bị mê hoặc bởi công việc nặng nhọc trong nhà máy. Người cha của một gia đình bị mê hoặc bởi những đứa con của mình. Tất cả con người đang bị mê hoặc và chìm trong giấc ngủ sâu.

Khi chúng tôi đang lái xe, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy người nhảy ra giữa các đại lộ và những con phố mà không quan tâm đến sự nguy hiểm của những chiếc xe. Có người khác lao mình ngay ở dưới những bánh xe ô tô. Những người tội nghiệp… họ vừa đi vừa ngủ… như thể họ đang mộng du. Họ ngủ khi đang đi và gây nguy hiểm cho cuộc sống của chính họ. Bất kỳ người thấu thị nào đều có thể nhìn thấy giấc mơ của họ. Người ta mơ về mọi thứ mà khiến họ mê mẩn.

Giấc mơ

Trong khi mơ, cái Tôi thoát ra khỏi cơ thể vật chất. Việc cái Tôi rời đi là cần thiết để cơ thể khí lực có thể hồi phục cơ thể vật chất. Trong các Thế giới nội tâm, chúng ta có thể khẳng định rằng cái Tôi mang giấc mơ của nó đến các Thế giới nội tâm. Trong các Thế giới nội tâm, cái Tôi tập trung vào những điều mà khiến nó mê mẩn trong [thế giới] vật chất. Vì vậy, chúng ta thấy trong lúc ngủ người thợ mộc ở tiệm mộc của anh ta, người cảnh sát bảo vệ đường phố, thợ làm tóc ở tiệm làm tóc, thợ rèn ở xưởng rèn của anh ta, người say rượu trong quán ăn hoặc quán rượu, gái điếm trong nhà thổ chạy theo dục vọng, v.v., v.v. Tất cả những người đó sống trong các Thế giới nội tâm như thể họ đang ở trong thế giới vật chất.

Trong lúc ngủ không ai tự hỏi mình đang ở trong thế giới vật chất hay trong thế giới cảm xúc. Những người đã tự hỏi mình một câu hỏi như vậy trong khi ngủ đã thức tỉnh trong các Thế giới nội tâm. Sau đó, họ kinh ngạc khi thấy rằng họ có thể nghiên cứu tất cả những điều kỳ diệu của các Thế giới Siêu việt. Chỉ khi nào mình đã thiết lập thói quen tự hỏi mình như vậy trong từng khoảnh khắc trong trạng thái tỉnh táo thì chúng ta mới có thể tự hỏi mình như vậy trong các Thế giới Siêu việt trong những thì giờ dành cho giấc mơ.
Rõ ràng là trong khi ngủ, chúng ta lặp lại tất cả những gì mà chúng ta làm trong ngày. Nếu trong ngày chúng ta quen với việc tự đặt câu hỏi như thế, thì ban đêm trong khi mơ, trong khi ở bên ngoài cơ thể, chúng ta sẽ lặp lại cùng một câu hỏi với chính mình. Kết quả sẽ là sự thức tỉnh của Tâm thức.

Nhớ Đến Chính Mình

Con người bị mê hoặc không nhớ đến chính mình. Chúng ta phải tự nhớ đến chính mình trong từng khoảnh khắc. Chúng ta cần phải tự nhớ đến chính mình trước sự hiện diện của mọi hình tướng có thể mê hoặc chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại trước mỗi hình tướng và hãy tự hỏi: Tôi đang ở đâu? Có lẽ tôi đang ở trong cõi vật chất? Có lẽ tôi đang ở trong cõi Cảm xúc? Sau đó hãy nhảy một chút với ý định trôi nổi trong bầu không khí xung quanh. Sẽ hợp lý nếu chúng ta nổi lên bởi vì chúng ta đang ở bên ngoài cơ thể vật chất. Kết quả sẽ là sự thức tỉnh của Tâm thức. Mục tiêu của câu hỏi này tại mỗi khoảnh khắc, tại mỗi thời điểm, là khắc sâu nó vào tiềm thức để sau đó nó hoạt động trong những lúc ngủ, trong những lúc mà cái Tôi đang ở bên ngoài cơ thể vật chất.

Hãy biết rằng trong cõi Cảm xúc, mọi thứ chúng ta nhìn thấy giống như ở đây trong cõi vật chất. Mọi người, trong khi ngủ và sau khi chết, nhìn thấy mọi thứ ở đó một cách tương đương với thế giới vật chất mà họ thậm chí không nghi ngờ rằng họ đang ở bên ngoài cơ thể vật chất. Không có người chết nào tin rằng mình đã chết; người ta bị mê hoặc và hết sức mơ mộng. Nếu người quá cố trong cuộc đời đã tạo thói quen nhớ đến chính mình trong từng khoảnh khắc, nếu họ chiến đấu chống lại sự mê hoặc với những thứ của thế giới, kết quả sẽ là sự thức tỉnh của Tâm thức. Họ sẽ không mơ. Họ sẽ bước đi trong Thế giới nội tâm với Tâm thức tỉnh táo.

Những người thức tỉnh Tâm thức có thể học tất cả những điều kỳ diệu của Thế giới Siêu việt trong những thì giờ của giấc mơ. Những người thức tỉnh Tâm thức sống trong thế giới Siêu việt như một công dân của Vũ trụ hoàn toàn tỉnh táo. Khi đó, anh ta sống bên cạnh các Hierophant vĩ đại của Bạch Đại Hội Quán.

Những người đã thức tỉnh Tâm thức không còn có thể mơ nữa trong cõi vật chất này hoặc trong Thế giới nội tâm. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều ngừng mơ mộng. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều tự biến mình thành một nhà điều tra có đủ trình độ [để khám phá] Thế giới Siêu việt.

Những người đã thức tỉnh Tâm thức là bậc giác ngộ [tiếng Anh: illuminate (danh từ) nghĩa là “người khai sáng”]. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều có thể học dưới chân vị Thầy. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều có thể nói chuyện thân mật với các vị Thần khởi đầu Bình minh Sáng tạo. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều có thể nhớ vô số kiếp trước của mình.

Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều tham dự các Lễ Điểm đạo vũ trụ của chính mình một cách có ý thức. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều có thể học tập trong các ngôi đền của Bạch Đại Hội Quán vĩ đại. Những người đã thức tỉnh Tâm thức đều có thể tìm thấy các Thế giới Siêu việt, sự tiến hóa của Kundalini ở anh ta như thế nào.

Mọi cuộc Hôn Nhân Hoàn Hảo đều phải thức tỉnh Tâm thức để nhận được sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bạch Đại Hội Quán. Trong Thế giới Siêu việt, các Bậc thầy sẽ chỉ dẫn một cách khôn ngoan cho tất cả những người thực sự yêu nhau. Trong Thế giới Siêu việt, các Bậc thầy trao cho mỗi người những gì mà họ cần cho sự phát triển nội tâm của mình.

Bài Thực hành đi kèm

Khi thức dậy sau giấc mơ bình thường, mỗi học trò Gnosis phải thực hiện một bài tập hồi tưởng về quá trình diễn ra giấc mơ, để nhớ lại tất cả những nơi mà chúng ta đã đến thăm trong lúc ngủ. Chúng ta đã biết rằng cái Tôi du hành rất nhiều trong cõi Cảm xúc. Đó là lý do tại sao khi thức dậy sau giấc ngủ bình thường cần phải nhớ lại những nơi chúng ta đã ở và tất cả những gì chúng ta đã thấy và nghe thấy. Các Bậc thầy hướng dẫn các đệ tử khi họ ở ngoài cơ thể vật chất.

Điều khẩn cấp là phải biết cách thiền sâu sắc và sau đó, thực hành những gì chúng ta học được trong lúc ngủ. Điều cần thiết là không di chuyển trong thời điểm thức giấc bởi vì với chuyển động đó, cơ thể Cảm xúc bị lay động và những ký ức bị mất. Điều khẩn cấp là kết hợp các bài thực hành hồi tưởng với câu thần chú sau: RA-ÔM GA-ÔM.

Dịch giả: Chúng ta nên phát âm câu thần chú ở trên bằng cách kéo dài phần nguyên âm như sau: RAAA ÔÔÔM GAAA ÔÔÔM

Mỗi từ [trong câu chú này] được chia thành hai âm tiết. Nguyên âm Ô phải được nhấn mạnh. Những câu thần chú này dành cho học trò giống như thuốc nổ dành cho người thợ mỏ. Giống như người thợ mỏ tìm đường đi xuyên qua lòng đất với sự trợ giúp của thuốc nổ, cũng như thế học trò sẽ mở ra một con đường đi vào ký ức trong tiềm thức với sự trợ giúp của những câu thần chú này.

Toà Lâu đài Với Hai Đại Sảnh

Đầu của con người là một lâu đài với Hai Đại sảnh. Đại não là Đại sảnh của trạng thái thông thường được gọi là Ý thức tỉnh táo; và tiểu não là Đại sảnh của Tiềm thức. Tất cả những trải nghiệm mà cái Tôi có được trong Thế giới Siêu việt được lưu trữ trong Đại sảnh của Tiềm thức. Khi Hai Đại Sảnh hợp nhất, kết quả là Sự Khai sáng [tiếng Anh: Illumination].

Ảnh minh hoạ từ Anatomy of the Human Body bởi Henry Gray, 1918

Với bài tập hồi tưởng, chúng ta đạt được sự kết hợp của Hai Đại sảnh. Nếu học trò không nhớ bất cứ điều gì, anh ta phải chiến đấu và chiến đấu không mệt mỏi để mở ra cho mình một con đường đến khu vực của tiềm thức. Không có nỗ lực nào bị mất đi. Giống như người thợ mỏ chiến đấu để mở cho mình một con đường xuyên qua những tảng đá của trái đất, vì vậy học trò phải chiến đấu để mở đường xuyên qua tảng đá vật chất cứng về phía lâu đài kỳ diệu của tiềm thức.

Mỗi bài tập tạo ra năng lực từng chút một để phá vỡ tảng đá cứng của sự lãng quên, ngăn cách chúng ta với Đại sảnh của Tiềm thức, đó là nơi có những ký ức về Thế giới Siêu việt giống như những viên ngọc tinh xảo. Bài tập này cùng với bài thực hành tự nhớ đến chính mình, bổ sung cho nhau để dẫn chúng ta đến Sự Khai sáng toàn thể và triệt để.

Kiên nhẫn và Bền bỉ

Học trò Gnosis phải kiên nhẫn và bền bỉ vô cùng, bởi vì để có được năng lực, chúng ta phải trả giá rất cao. Không có gì được trao cho chúng ta mà miễn phí. Mọi thứ đều có giá của nó. Những giáo lý này không dành cho những người không kiên định hoặc những người thiếu ý chí. Những giáo lý này đòi hỏi đức tin vô hạn. [1]

[1] Đức tin

Đối với chúng ta, Pistis tượng trưng cho đức tin. Tuy nhiên, đây không phải là đức tin theo định định nghĩa thông thường: chấp nhận một quan niệm mới lạ vì ai đó đã nói như thế. Không phải. Ở bối cảnh của Kinh Thánh, đức tin là một loại sức mạnh, đó là sức thần thông mà nếu chúng ta chỉ có bằng một hạt cải, thế là đủ để nâng lên cả một núi và ném vào biển [1.1].

(Arnold Krumm-heller – La Iglesia Gnóstica)

[1.1] nâng lên cả một núi

Sáng sớm, trong lúc trở lại thành, ngài cảm thấy đói. Thấy một cây vả bên đường, ngài đến gần nhưng chỉ thấy lá mà thôi. Ngài phán với cây vả: “Ngươi sẽ chẳng bao giờ có trái nữa”. Cây vả lập tức héo đi. Các môn đồ thấy thế thì ngạc nhiên hỏi: “Làm sao cây vả lại héo ngay như vậy?”. Chúa Giê-su trả lời: “Quả thật tôi nói với anh em, nếu anh em có đức tin và không nghi ngờ gì thì anh em không những làm được như thế, mà ngay cả khi bảo núi này: ‘Hãy cất lên và lao xuống biển’, điều đó cũng sẽ xảy ra.

(Ma-thi-ơ 21:18-21, Kinh Thánh)

Những người hoài nghi không đến được với giáo lý của chúng tôi vì Khoa học Huyền bí rất khắt khe. Những người hoài nghi sẽ thất bại hoàn toàn. Những người không tin sẽ không thể vào được Đất Thánh Jerusalem. [2]

[2] Những người hoài nghi không đến được với giáo lý của chúng tôi

Câu này không hàm ý rằng mọi người phải tin vào Gnosis một cách mù quáng. Hãy nhớ lời viết của Sứ đồ Phaolô:

“Đừng coi thường các lời tiên tri. Hãy thực chứng mọi điều để biết chắc có đúng hay không; hãy giữ chắc những điều tốt lành.” (Kinh Thánh, I Te-sa-lô-ni-ca 5:20-21)

Những người có niềm tin mù quáng phớt lờ lời khuyên rằng chúng ta phải “thực chứng mọi điều.” Họ chưa thực chứng được gì mà đã khẳng định rồi. Những người hoài nghi cũng thế: họ chưa thực chứng gì mà đã phủ định rồi. Cả hai bên đều không đúng.

Bốn Trạng thái của Tâm thức

  • Trạng thái Tâm thức đầu tiên được gọi là Eikasia.
  • Trạng thái Tâm thức thứ hai là Pistis.
  • Trạng thái Tâm thức thứ ba là Dianoia.
  • Trạng thái Tâm thức thứ tư là Nous.

Eikasia là vô minh, độc ác của con người, man rợ, ngủ vô cùng sâu, thế giới bản năng và tàn bạo, một trạng thái vô nhân đạo.

Pistis là thế giới của quan điểm và niềm tin. Pistis là niềm tin, định kiến, giáo phái, cuồng tín, lý thuyết trong đó không có bất kỳ loại nhận thức trực tiếp nào về Sự thật. Pistis là Tâm thức của cấp độ chung của nhân loại.

Dianoia liên quan việc xem xét lại tín ngưỡng về mặt trí khôn, phân tích, tổng hợp khái niệm, ý thức văn hóa – trí khôn, tư tưởng khoa học, v.v. Tư tưởng Dianoia nghiên cứu các hiện tượng và đưa ra các định luật. Tư tưởng Dianoia nghiên cứu các hệ thống quy nạp và suy diễn với mục đích sử dụng chúng một cách sâu sắc và rõ ràng.

Nous là Tâm thức hoàn toàn thức tỉnh. Nous là trạng thái Turiya [3], sự chiếu sáng nội tâm sâu sắc hoàn hảo. Nous là thấu thị khách quan chính thống. Nous là trực giác. Nous là thế giới của các nguyên mẫu thần thánh. Suy nghĩ của Nous mang tính tổng hợp, rõ ràng, khách quan, được chiếu sáng.

[3] Turiya (Tiếng bắc Phạn) – thứ tư, [thành phần] thứ tư [của tâm thức].

Khi triết lý Vedanta phân tích bốn thành phần của tâm thức, ba thành phần đầu khác với Eikasia, Pistis, Dainoia của triết học Hy lạp nhưng thành phần thứ tư giống nhau trong cả hai hệ thống. Hãy đọc trang định nghĩa của Turiya để hiểu thêm về bốn thành phần tâm thức của Vedanta.

Những người đạt đến đỉnh cao của tư tưởng Nous đều đánh thức Tâm thức một cách hoàn toàn và biến mình thành một Turiya [4].

[4] Turiya (danh hiệu) – Ở đây thầy dùng từ này để chỉ một con người đã thực chứng trạng thái Turiya và sống liên tục trong ý thức đó.

Phần thấp nhất trong [tâm thức] con người là phi lý và chủ quan, và có liên quan đến năm giác quan thông thường.

Phần cao nhất trong [tâm thức] con người là thế giới của Trực giác và Tâm thức Tâm linh Khách quan. Trong thế giới của Trực giác, các nguyên mẫu của tất cả những thứ thuộc về Tự nhiên được phát triển.

Chỉ những người đã thâm nhập vào thế giới của Trực giác Khách quan, chỉ những người đã đạt đến đỉnh cao uy nghiêm của tư tưởng Nous mới thực sự tỉnh táo và khai sáng.

Không có Turiya đích thực nào có thể mơ. Turiya, người đã đạt đến đỉnh cao của tư tưởng Nous không bao giờ khoe khoang [trình độ tâm linh của họ], không bao giờ tự hào về trí tuệ của mình, người ta rất giản dị và khiêm tốn, thuần khiết và hoàn hảo.

Chúng ta cần phải biết rằng không có Turiya nào là một người lên đồng, hay người nhãn thông giả, hay nhà huyền bí giả giống như loại người ngày nay rất đông như cỏ dại trong tất cả các trường phái tâm linh học, Hermetics, huyền học, v.v.

Trạng thái của Turiya rất cao siêu và chỉ đạt được bởi những người làm việc trong Lò Luyện Kim trong suốt cuộc đời. Chỉ Kundalini mới có thể nâng chúng ta đến trạng thái của Turiya.

Chúng ta cần biết cách thiền sâu sắc và sau đó thực hành phép tình dục trong suốt cuộc đời. Việc này là khẩn cấp để đạt được trạng thái Turiya sau khi vượt qua những thử thách rất khó khăn.

Thiền và phép tình dục đưa chúng ta lên đỉnh cao của tư tưởng Nous.

Không có người mơ mộng nào, không có người lên đồng nào, không ai trong số những người đó khi bước vào trường phái huyền bí lại có thể đạt đến trạng thái Turiya ngay lập tức. Thật không may, nhiều người tin rằng điều này dễ như thổi thủy tinh để làm chai lọ [5], hay giống như ai đó hút thuốc lá hay uống say. Do đó, chúng ta thấy nhiều người bị ảo giác, người lên đồng và mơ mộng, tuyên bố mình là những Bậc thầy nhãn thông, những bậc khai ngộ. Trong tất cả các trường phái, ngay cả trong hàng ngũ của Phong trào Gnosis của chúng ta, chúng ta không thiếu những nhân vật nói rằng họ là người nhãn thông mặc dù họ không thực sự là như thế. Họ là những người dựa vào ảo giác và giấc mơ của mình mà nói xấu người khác rằng “Người nọ đã sa ngã, Người kia là một Pháp sư Đen”, v.v., v.v.

[5] Dễ như thổi thủy tinh để làm chai lọ – câu này chỉ việc khó và phức tạp mà người đứng ở ngoài cứ tưởng là đơn giản và dễ, giống như khi mình xem thợ thổi thủy tinh. Có chuyện kể rằng, vào đầu thế kỷ 19, trên hòn đảo Murano ở Venezia có những thợ thủy tinh giỏi nhất thế giới nhưng các cửa hàng bán thủy tinh gần Venezia trả giá rất thấp khi mua sản phẩm của họ vì người ta nghĩ rằng thổi thủy tinh để làm chai lọ là việc đơn giản và dễ dàng. Vì muốn được trả giá phù hợp với công việc, các thợ đình công 10 ngày và mời dân Venice qua xưởng xem họ làm việc như thế nào, cho mọi người hiểu rằng việc của thợ thủy tinh không chỉ đơn giản là thổi thủy tinh để ra chai lọ.

Chúng tôi cần phải cảnh báo rằng đỉnh cao của Turiya cần nhiều năm rèn luyện tinh thần và phép tình dục trong Hôn Nhân Hoàn Hảo. Điều này ngụ ý [rằng chúng ta phải có] kỷ luật, nghiên cứu lâu dài và sâu sắc, thiền nội tâm rất mạnh mẽ và sâu sắc, hy sinh cho nhân loại, v.v.

Sự Thiếu Kiên nhẫn

Thông thường thì những người vừa mới bước vào Gnosis cực kỳ thiếu kiên nhẫn; họ muốn [trải nghiệm] những hiện tượng phi thường ngay lập tức, xuất hồn vào cõi cảm xúc ngay lập tức, sự khai sáng, trí tuệ, v.v.

Thực tế lại khác. Không có gì được trao cho chúng ta mà miễn phí. Mọi thứ đều có giá của nó. [Chúng ta sẽ] không đạt được gì ngay lập tức và nhanh chóng chỉ với sự tò mò. Mọi thứ đều có quá trình và sự phát triển của nó. Kundalini phát triển, tiến hóa và tiến triển rất chậm trong hào quang của Maha-chohan [6]. Kundalini có sức mạnh đánh thức Tâm thức. Tuy nhiên, quá trình thức tỉnh là chậm, dần dần, tự nhiên, không có sự việc ngoạn mục, giật gân, cảm xúc và man rợ.

[6] Maha Chohan – Từ này xuất phát từ sách của H. P. Blavatsky. Maha (tiếng bắc Phạn) là “đại”. Bà Blavatsky bảo rằng Chohan là tiếng Tây Tạng. Vì sách của bà Blavatsky xuất bản trước khi có các hệ thống đánh văn tiếng Tây Tạng bằng chữ Latin cho nên chúng ta đôi khi gặp khó khăn khi tìm các cụm từ của Blavatsky trong từ điển tiếng Tây Tạng. Chúng tôi thấy rằng từ Chohan trong sách của Blavatsky giống từ Chökyong (ཆོས་སྐྱོང་།, wylie: chos skyong, tiếng bắc Phạn: Dharmapala), dịch sang tiếng việt là “hộ pháp”. Có hai loại hộ pháp. Loại phổ biến nhất là các tinh linh dữ dội được các bậc thầy thuần hóa và sai bảo vệ Phật pháp. Loại hộ pháp thứ hai là hóa thân của một vị Phật hoặc một vị Bồ tát. Trong sách của Blavatsky từ Chohan chỉ một bậc thầy lớn, thầy trụ trì của một trường phái. Trong bối cảnh của hội thông thiên học, Maha Chohan là danh hiệu thầy K.H. và thầy M. dùng để gọi thầy của họ.

Khi Tâm thức đã thức tỉnh hoàn toàn, nó không phải là thứ gì đó giật gân hay kỳ lạ. Đơn giản, đó là một thực tế tự nhiên như một cái cây đang dần lớn lên, phát triển và mở ra mà không có những cú sốc bất ngờ hay những điều giật gân. Tự nhiên là Tự nhiên.

Đầu tiên, học trò Gnosis nói: “Tôi đang mơ.” Sau đó, anh ta kêu lên: “Tôi đang ở trong cơ thể cảm xúc, ở bên ngoài cơ thể.” Sau đó anh đạt đến Samâdhi, Nhập định và thâm nhập vào các cánh đồng Thiên đường. Lúc đầu, các biểu hiện là lẻ tẻ, không liên tục, sau đó là thời gian dài bất tỉnh. Sau đó, Đôi cánh Lửa giúp chúng ta thức tỉnh liên tục, không bị gián đoạn.

Trích dẫn liên quan

Năng lượng sáng tạo là loại nguyên liệu và năng lực tinh vi nhất được tạo ra bởi cơ thể. Nếu chúng ta biết cách chú tâm một cách có ý thức, thì chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng sáng tạo. Đáng tiếc thay, giáo viên không dạy cho học sinh của họ về sự chú tâm có ý thức là gì.

Khi chúng ta hướng sự chú tâm của mình đến nơi nào, chúng ta tiêu xài năng lượng sáng tạo. Chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng sáng tạo nếu chúng ta phân chia sự chú tâm, nếu chúng ta không trở nên đồng nhất với mọi thứ, con người và ý tưởng.

Khi chúng ta trở nên đồng nhất với mọi thứ, con người và ý tưởng, chúng ta sẽ quên đi chính mình [1] và đánh mất năng lượng sáng tạo theo cách đáng thương nhất.

[1] quên đi chính mình – hãy chú ý rằng chính mình ở đây chỉ bản thể hay là sự nhận thức của chúng ta, chứ không phải là cơ thể vật chất hay là cái Tôi hay một tư tưởng giả tạo tương tự. Nhớ đến chính mình có nghĩa là sự nhận thức của chúng ta ý thức về chính bản thân nó. Việc này không hàm ý rằng chúng ta phải dừng lại mọi hoạt động của tâm trí. 

Điều cần thiết là phải biết rằng chúng ta cần tiết kiệm năng lượng sáng tạo để đánh thức tâm thức, và năng lượng sáng tạo là tiềm năng sự sống, nó là phương tiện của tâm thức, nó là công cụ để đánh thức tâm thức.

Khi chúng ta học cách không quên chính mình, khi chúng ta học cách phân chia sự chú tâm giữa chủ thể, đối tượng và nơi chốn, khi đó chúng ta tiết kiệm năng lượng sáng tạo để đánh thức tâm thức. […]

Chúng ta phải biết cách chú tâm mà không đồng nhất [bản thân với đối tượng]. Khi chúng ta chú ý đến một cái gì đó hoặc ai đó và chúng ta quên đi chính mình, thì kết quả là sự thôi miên và mê ngủ của tâm thức.

Hãy quan sát cẩn thận một người xem phim: anh ta đang ngủ mê, phớt lờ mọi thứ và phớt lờ bản thân mình; Anh ta trống rỗng bên trong và trông giống như đang mộng du; anh ta mơ mộng về bộ phim và về người nhân vật chính của bộ phim mà anh ta đang xem. […]

Khi chúng ta phân chia sự chú tâm ra ba phần: chủ thể, đối tượng, nơi chốn, đó chính là sự chú tâm có ý thức.

Khi chúng ta không mắc lỗi đồng nhất bản thân với sự vật, con người và ý tưởng, thì chúng ta sẽ tiết kiệm năng lượng sáng tạo; đây là cách chúng ta đẩy nhanh sự thức tỉnh của tâm thức ở bên trong chúng ta.

(Samael Aun Weor, Fundamentals of Gnostic Education)

Leave a Reply