✏ Tác giả: Samael Aun Weor, 📖 Biện chứng tâm thức
LÝ TRÍ
Chúng ta nên đưa ý thức vào những gì mình đang học thông qua việc thiền tự phát, nếu không lý trí sẽ bị phá hủy.
Chúng ta cần đặt toàn tâm, toàn ý vào thiền, và nên tập vào giờ nào có cảm hứng. Không nên thực hành thiền một cách máy móc.
Chúng ta cần đạt được trạng thái cân bằng toán học giữa Bản thể và kiến thức: 20 + 20 = 40; 40 – 20 = 20.
Người thuần lý trí chỉ nhìn mọi thứ thông qua những lý thuyết của bản thân. Có hai loại lý trí, lý trí từ giác quan [1] thông thường và lý trí đến từ Bản thể hay chính là lý trí tỉnh thức.
[1] Lý trí từ giác quan, hay tâm trí giác quan, chỉ tất cả các tư tưởng có được qua các cách thông thường như đọc sách, nghe giảng, quan sát thế giới bằng năm giác quan, v.v. Chỉ có những thông tin được ngộ ra bằng thiền hay nhận được qua các giấc mơ huyền bí mới vượt ra ngoài phạm vi của tâm trí giác quan. Ý tưởng này được giải thích trong sách Phê phán Lý tính Thuần tuý của nhà triết học Immanuel Kant.
Lý luận khách quan của Bản thể có nhiều cấp độ và được đo bằng số đinh ba [2] trên sừng của Lucifer.
[2] đinh ba:
Tham khảo bài viết: Dòng âm thanh, trích từ sách Chuyển hóa Ấn tượng Tâm lý, Samael Aun Weor.
“Đinh ba đánh dấu chính xác mức độ hoàn hảo một người đạt được trong lý trí khách quan. Nếu một người chỉ có năm cây đinh ba, thì họ được tạo ra với hình ảnh và dáng dấp giống với Đức Chúa Cha vĩnh hằng. Nếu năm cây đinh ba xuất hiện ở sừng trên trán, thì rõ ràng họ là một người được tạo ra với hình ảnh và dáng dấp giống với Đấng Tạo Hóa, nhưng không phải là một linh hồn sống. Một linh hồn sống, thầy nhắc lại, có sáu cây đinh ba trên sừng của mình”.
“Linh hồn sống có sáu đinh ba trên sừng. Hình ảnh này rõ ràng đang nhắc ta nhớ đến dấu của Vua Solomon, ngôi sao sáu cánh. Ngôi sao này phải có sáu đinh ba ở từng cánh. Một người như vậy mới là người khai ngộ Bản thể”.

Khi nội tâm được khai mở, chúng ta không cần phải nói ra những lý thuyết, giả thuyết và định kiến nữa.
Khoa học chủ quan là khoa học của những người đang bị mắc kẹt trong tâm trí giác quan và của những người sống trong giả định [3].
[3] Hãy tham khảo Chương XII, sách “The Great Rebellion” của Samael Aun Weor
Khoa học thuần khiết chỉ dành cho những người có tâm trí nội tại và những người di chuyển giữa các hình tam giác, bát giác và hình vuông.
TRÍ TUỆ
Đừng nhầm lẫn trí tuệ với tâm trí. Trong mỗi tâm trí đều có một lượng giá trị trí tuệ nhất định.
Chúng ta không cần phải tìm kiếm những giá trị trí tuệ ở bên ngoài; trí tuệ nằm trong chính bản thân ta.
Giá trị trí tuệ của mỗi người không thay đổi hay cạn kiệt. Nguồn trí tuệ dự trữ là một hằng số.
Khi một giá trị tích cực xuất hiện, thì trên thực tế nó được trí tuệ đón nhận một cách hoan hỷ.
Chúng ta cần một phương pháp sư phạm hoàn toàn mới với mục tiêu duy nhất là làm cho chúng ta ý thức về những gì mình đã biết rồi.
Danh tính, giá trị và hình ảnh. Việc xác định danh tính, hình ảnh và giá trị bản thân là không thể trì hoãn được nếu chúng ta muốn kiểm kê lại [giá trị trí tuệ của] chính mình.
LÝ TRÍ KHAI NGỘ
Bất cứ ai thành công trong việc làm tan rã tử thi của cái Tôi sẽ có được lý trí khai ngộ. Lý trí khai ngộ là lý trí để phục vụ tâm linh.
Chúa Giê-su, Đức Ki-tô, đã đạt được lý trí khai ngộ; người đã dùng lý trí của mình để phục vụ tâm linh.
Sai lầm lớn nhất của những người theo chủ nghĩa duy vật chính là ở việc họ tin rằng thực tại vĩ đại cần có các hiện tượng vật lý, nhưng xét cho cùng “thực tại” của họ lại là sản phẩm của lý trí duy vật khô khan chứ không phải của lý trí khai ngộ.
Cả vật chất lẫn tâm linh đều là năng lượng và do đó, tâm linh cũng thật như vật chất vậy.
Vật chất cũng thiêng liêng như tâm linh. Chừng nào lý trí duy vật chưa trở thành lý trí khai ngộ thông qua Biện chứng Tâm thức, thì chúng ta vẫn sẽ không thể hiểu được rằng vật chất và tâm linh hoạt động một cách tương quan và biện chứng.
THỜI GIAN
Thời gian là cuộc sống; Người nào không phụ thuộc vào thời gian thì có thể kiểm soát được cuộc sống.
Dòng chảy của cuộc sống thật ngắn ngủi, đừng để nó trôi qua trong những điều vặt vãnh.
Sự ngắn ngủi của cuộc sống cũng đủ để thúc đẩy chúng ta làm cho nó trở nên vĩ đại hơn bằng sự thay đổi toàn vẹn.
Bằng trí tuệ, chúng ta nên tận dụng tối đa thời gian quý giá để kéo dài cuộc sống. Hãy đừng rút ngắn thời gian bằng những hành động vụng về và vụn vặt của cái Tôi.