Chánh Pháp Nhãn Tạng

Độc giả có thể đọc toàn bộ nội dung của Chánh Pháp Nhãn Tạng (Shōbō Genzō hay là Shobogenzo) được biên soạn bởi Thiền sư Đạo Nguyên ở đây:


“Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm” là kho tàng Phật pháp do Phật Thích-ca-mâu-ni trực tiếp truyền lại bằng hình thức đối diện truyền thụ giữa thầy và trò, hay giữa Phật và Phật, cũng từ Phật Thích-ca-mâu-ni đến Đại Ca-diếp và các Tổ sư kế tiếp như A-nan, Thương-na-hòa-tu,… Bồ-đề-đạt-ma, Huệ Năng, v.v., qua Như Tịnh và cuối cùng đến Đạo Nguyên (Đạo Nguyên Hy Huyền).

(Trích: Chánh Pháp Nhãn Tạng – Đạo Nguyên).

Thiền sư Đạo Nguyên.

Chánh Pháp Nhãn Tạng chỉ Tâm ấn Thiền mà Phật tổ tổ truyền ngoài kinh giáo. Còn gọi là Thanh tịnh pháp nhãn, tức dựa vào mắt trí tuệ (mắt chính pháp) thấu suốt chân lí, là pháp thấu triệt muôn đức bí tàng, cũng tức là cảnh giới Ngộ của nội tâm đức Phật – Thiền Tông coi đó là Bồ đề sâu xa kín nhiệm nhất.

(Nguồn: Từ điển Phật học, trang web: https://phatgiao.org.vn/)

“Trên hội Linh sơn đức Thế tôn cầm hoa dạy chúng, chúng đều im lặng, chỉ có Ca Diếp mỉm cười. Đức Thế tôn nói: ‘Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, chẳng lập văn tự, truyền ngoài kinh giáo, nay giao phó cho Ma Ha Ca Diếp'”. (Vạn tục 136, 221 thượng).

(Nguồn: Từ điển Phật học, trang web: https://phatgiao.org.vn/)

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.

Chánh Pháp Nhãn Tạng tức là cái mà Kinh Pháp Hoa gọi là tri kiến của Phật, và Niết bàn diệu tâm là bản thể của tâm Phật, bản thể vắng lặng, cho nên gọi là Niết bàn – chẳng thể nghĩ bàn phân biệt, cho nên nói là diệu – đó là diệu pháp nói trong Kinh Pháp Hoa.

(Nguồn: Từ điển Phật học, trang web: https://phatgiao.org.vn/)


Leave a Reply