Đơn Tử

☰ Tiếng Anh: Monad

Đơn Tử cũng được gọi là Bộ Tam Thể Thần Thánh, Atman-Buddhi-Manas, Atman-Buddhi, hay là Chân Thần.

Đơn tử bao gồm ba cơ thể Atman, Buddhi, và Manas Cấp Cao, trong ba sephiroth Kheseđ, Geburah, và Tiphereth.
 

monad
Trong giáo lý Gnosis, từ “đơn tử” chỉ hạt giống của tâm thức được tái sinh ở các kiếp liên tiếp sau khi cơ thể vật chất chết đi. H. P. Blavatsky thường dùng từ “đơn tử” (tiếng Anh: monad) với ý nghĩa giống từ Jīva (जीव) trong tiếng Bắc Phạn. Samael Aun Weor mượn từ “đơn tử” của bà Blavatsky và sử dụng từ này theo cách của bà.

Blavatsky dùng từ này theo hai cách khác nhau.

  1. Đầu tiên là để chỉ sự thống nhất chưa phân hóa vào thời kỳ trước khi vũ trụ bắt đầu biểu hiện. Định nghĩa này theo trường phái triết học của Pythagoras.
  2. Tuy nhiên, với cách thứ 2, Blavatsky thường dùng từ “đơn tử” để chỉ sự kết hợp giữa Atman và Buddhi, hoặc sự kết hợp của ba khía cạnh cao cấp của tâm thức: Atman, Buddhi và Manas. Định nghĩa này có phần giống với định nghĩa của Leibniz trong một bài tiểu luận ngắn có tiêu đề “La Monadologie” (Đơn tử học), năm 1714. Trong đó, “đơn tử” được dùng để chỉ những đơn vị nhỏ không thể phân chia được, là thành phần cơ bản của mọi yếu tố trong vũ trụ. Đơn tử của Leibniz có nhiều loại khác nhau. Theo bài viết của Leibniz, một số đơn tử có ý thức và giống như linh hồn con người. Bên cạnh đó cũng có đơn tử vô thức.

Khi tự quan sát, chúng ta thấy:

  • 1. Cơ thể Vật chất
  • 2. Cơ thể Sinh lực
  • 3. Cơ thể Cảm xúc, hay còn gọi là cơ thể tham vọng [tiếng Phạn: Kama Rupa]
  • 4. Cơ thể Lý trí thú vật
  • 5. Phật tính (thường bị mắc kẹt trong cái “tôi“)

[…]

Cao hơn Phật tính này có Bộ Tam-Thể Thần Thánh mà không được hiện thân trong con người:

  • 6. Cơ Thể Ý Chí, hay còn gọi là Nhân Hồn, là Manas
  • 7. Cơ thể Buddhi, hay còn gọi là Linh Hồn
  • 8. Cơ Thể Atman, hay còn gọi là Innermost.

(Tarot and Kabbalah, Samael Aun Weor)

Mặc dù định nghĩa của Blavatsky (sự kết hợp của ba yếu tố được gọi là Atman-Buddhi-Manas) không có trong các bài viết của Leibniz, việc sử dụng “đơn tử” để chỉ một hạt giống của tâm thức xuất phát từ đó. Trong phần sau, chúng tôi sẽ trích dẫn một số dòng đầu tiên từ bài tiểu luận “The Monadology” (bản dịch tiếng Anh) của Leibniz. Điều này sẽ giúp độc giả hiểu tại sao Blavatsky mượn từ này.

Đơn tử học – Gottfried Wilhelm Leibniz

  1. Bây giờ chúng ta sẽ nói về đơn tử. Đơn tử dùng để chỉ chất nguyên tố đi vào các cấu trúc tổng hợp. “Nguyên tố” ở đây nghĩa là không có thành phần. 
  2. Vì có cấu trúc tổng hợp nên nhất định phải có chất nguyên tố. Một cấu trúc tổng hợp đơn giản chỉ là một tập hợp, sự kết hợp của nhiều nguyên tố.
  3. Tuy nhiên, ở đâu không có thành phần cấu tạo thì ở đó không thể thêm vào, không có hình dáng, và cũng không thể phân chia. Đơn tử chính là hạt nguyên tử của thế giới tự nhiên, hay có thể gọi là những nguyên tố cơ bản của tất cả vạn vật.
  4. Không có gì đáng lo về việc những nguyên tố này sẽ bị phân huỷ, và không có cách nào mà một nguyên tố lại có thể bị chết đi một cách tự nhiên [1].
  5. Cũng vì lý do đó, một tinh chất đơn giản như vậy không thể nào bắt đầu tồn tại một cách tự nhiên, vì nó không thể được hình thành bằng việc gắn ghép các thành phần với nhau.
  6. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng đơn tử chỉ có thể bắt đầu hay mất đi ngay lập tức; nghĩa là đơn tử chỉ có thể bắt đầu tồn tại khi được tạo ra và kết thúc khi bị tiêu diệt [2], khác với cấu trúc tổ hợp bắt đầu hay kết thúc thông qua các thành phần cấu thành.

[1] Chết đi một cách tự nhiên – hàm ý của Leibniz là phải có hành động của vị thần hay thần lực tương tự thì đơn tử mới có thể chết được.

[2] Được tạo ra, bị tiêu diệt – ở đây Leibniz lại đề cập đến hành động của thần thánh, đấng tạo hoá, v.v. Quan điểm này của Leibniz khác với quan điểm của Blavatsky.”

Trích từ “La Monadologie” (Đơn Tử Học) của Gottfried Wilhelm Leibniz

Đơn tử – Samael Aun Weor & H. P. Blavatsky

Dưới đây chúng tôi trình bày một số trích dẫn của Samael Aun Weor và H. P. Blavatsky, giải thích về ý nghĩa của từ Đơn tử trong ngữ cảnh của Gnosis và Thông thiên học.

Monad (tiếng Hy Lạp): Đơn nguyên, Một. Tuy nhiên, trong huyền học từ này thường đề cập đến bộ ba hợp nhất của Atma-Buddhi-Manas, hoặc là bộ đôi Atma-Buddhi, là phần bất tử của con người, tái sinh trong các cõi thấp [là cõi khoáng vật, thực vật, sinh vật], và dần dần tiến triển cho đến khi sinh ra ở cõi người và sau đó tiến đến mục tiêu cuối cùng là Niết bàn.

H. P. Blavatsky – The Theosophical Glossary (Từ điển Thông thiên học)

Những đơn tử cấu thành Phật tính đơn tử của mỗi bộ phận tinh linh trong thế giới tự nhiên được ban tặng những phương tiện [3] với mật độ khác nhau. Tuy vậy, kể cả khi [các phương tiện đó] được biệt hoá cụ thể thì chúng ta cũng không thể nói rằng chúng đã được cá thể hóa, bởi vì chúng vẫn chưa có tâm trí cá nhân.

[3] Từ “phương tiện” ở đây chỉ “cơ thể”.”

Tuy nhiên, chúng có trí tuệ của vũ trụ, sự ngây thơ, sức mạnh và hạnh phúc.

Các thánh thần hoặc thiên thần chịu trách nhiệm quản lý Phật tính đơn tử này được trang bị các phương tiện ở thời kỳ Mahamanvantara này. Họ là người bảo vệ và hướng dẫn của các đơn tử này. Họ giữ vai trò trưởng nhóm của các linh hồn, chịu trách nhiệm thúc đẩy sự tiến hóa của Phật tính đơn tử này, là những đơn tử được trang bị với các phương tiện của vũ trụ và được gọi là tinh linh của thế giới tự nhiên.

Phật tính đơn tử bắt đầu thể hiện tính cá thể riêng khi chúng tiến hóa đến cõi thực vật của thế giới tự nhiên. Chúng ta không thể nói rằng đơn tử của cây thông được tái sinh trong cơ thể người, nhưng chúng ta có thể nói rằng đơn tử của một con người đã từng sống trong một cây thông trước khi được cá thể hóa thành đơn tử con người.

Phật tính đơn tử phải được phát triển trong cõi khoáng vật, thực vật và động vật, trước khi được cá thể hoá hoàn toàn. Chúng ta không thể nói rằng đơn tử của Descartes đã từng sinh ra trong một cái cây, bởi vì đơn tử con người là đơn tử được cá thể hóa, khác với đơn tử thực vật. Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng đơn tử của Descartes đã từng là đơn tử động vật, đơn tử thực vật, đơn tử khoáng chất, v.v., trước khi được cá thể hoá.

Chúng ta hiểu rằng “đơn tử” là bản thể sâu thẳm của mọi tinh linh khoáng vật, thực vật, và động vật và bản thể sâu thẳm của con người bao gồm Atman-Buddhi-Manas. Những đơn tử tinh linh của thế giới tự nhiên là những sinh vật hoàn toàn chưa được cá thể hoá.

Samael Aun Weor – Igneous Rose

Sẽ rất sai lầm nếu tưởng tượng rằng một đơn tử là thực thể riêng biệt đang di chuyển chậm chạp trên con đường xuyên qua các cõi thấp [cõi khoáng vật, thực vật, sinh vật], và sau một loạt biến đổi khôn lường thì nở rộ thành một con người. Tóm lại chúng ta không thể nói rằng đơn tử của Humboldt [4] đến từ đơn tử của một hạt nguyên tử từ horneblende [4] xưa.

[4] Humboldt là tên người và horneblende là một loại đá.

Thay vì nói “Đơn tử khoáng sản” thì một cách chính xác hơn, theo ngôn từ của khoa học vật lý phải gọi là “Đơn tử biểu hiện dưới dạng Prakriti mà chúng ta gọi là ‘cõi khoáng sản'”, vì vật lý học phân biệt mọi nguyên tử. Nguyên tử, theo mô phỏng trong giả thuyết khoa học thông thường, không phải là hạt của một cái gì đó được điều khiển bởi một lực tinh thần nào đó và sẽ nở hoa dưới dạng con người sau nhiều thời kỳ. Trái lại, đó là một biểu hiện cụ thể của năng lượng vũ trụ vẫn chưa được cá thể hoá; một biểu hiện liên tục của nhất nguyên phổ quát.

Đại dương (của vật chất) không phân chia thành những giọt nước là thành phần tiềm năng cho đến khi dòng chảy của xung lực sống động tiến tới giai đoạn tiến hoá của kiếp người. Xu hướng phân tách thành từng đơn tử phát triển dần dần. Khi phát triển lên các động vật bậc cao thì đơn tử gần như được hoàn toàn biệt hoá.

Các học trò của trường phái triết học Peripatetic đã dùng từ Monas cho toàn bộ vũ trụ theo nghĩa phiếm thần [5]; và những nhà huyền học, mặc dù chấp nhận tư tưởng này cho thuận tiện, vẫn phân biệt giữa các giai đoạn trong qua trình tiến hóa từ trạng thái trừu tượng đến trạng thái cụ thể [là trạng thái biệt hoá]. Ví dụ như đơn tử khoáng vật, thực vật, động vật, v.v. Những cụm từ này có nghĩa là làn sóng của sự tiến hoá tâm linh đang đi qua giai đoạn phát triển đó trên đường phát triển của nó. Khi đến cõi thực vật, “Phật tính đơn tử” bắt đầu được biệt hoá và tiến tới tâm thức cá thể hoá, [mặc dù sự biệt hoá] vẫn chưa thấy được. Leibniz đã đúng khi nói rằng các đơn tử là nguyên tố. Vì thế, Phật tính là sức sống của chúng ở các cấp độ biệt hoá và là bản chất đích thực của chúng, chứ không phải là cấu trúc của nguyên tử [vật chất]; đó chỉ là phương tiện và chất liệu cho các loại trí tuệ ở cấp bậc cao hay thấp được biểu hiện.

[5] Thuyết phiếm thần là giáo lý nói rằng Đấng tạo hoá của vũ trụ nằm ở trong tất cả mọi thứ.”

H. P. Blavatsky, The Secret Doctrine, Tập I, trang 178-79

Chúng ta phải phân biệt giữa đơn tử và tâm hồn. Đơn tử, hay còn gọi là linh hồn [6], tồn tại [vĩnh viễn] nhưng tâm hồn là thứ chúng ta phải tạo ra.

[6] Tất cả mọi người đều có linh hồn (tiếng Anh: Spirit) nhưng không phải ai cũng có tâm hồn (tiếng Anh: soul). Tâm hồn là cấu trúc kết nối giữa cơ thể vật chất và linh hồn, được tạo ra với một quá trình luyện năng lượng sinh dục.

Những người có tâm hồn có sức mạnh tâm linh phi thường. Sau cái chết của cơ thể vật chất thì tâm hồn vẫn tiếp tục tồn tại và được tái sinh ở kiếp sau.

Chúng ta phải phân biệt giữa đơn tử của hành tinh và tâm hồn của hành tinh, giữa đơn tử của con người và tâm hồn của con người, giữa đơn tử của con kiến và tâm hồn của con kiến.

Cơ thể con người được cấu tạo từ hàng nghìn tỷ đơn tử vô cùng nhỏ. Có nhiều loại nguyên tố cơ bản trong toàn bộ vũ trụ, thuộc về các loại sinh vật. Đó là những hạt giống của các hiện tượng tự nhiên. Chúng ta gọi những hạt giống này là “đơn tử”, theo ngôn từ của Leibniz, vì chưa có từ nào tốt hơn để diễn tả tính chất đơn giản của những thực thể tồn tại ở cấp độ đơn giản nhất.

Mỗi nguyên tử là phương tiện hành động tương ứng với một đơn tử hay một hạt giống. Các đơn tử thu hút lẫn nhau, kết hợp với nhau, biến hoá, và hình thành nên tất cả các loại sinh vật, hành tinh, vi sinh vật, v.v…

Giữa các đơn tử có hệ thống phân cấp. Đơn tử hạ cấp phải tuân theo đơn tử cao cấp. Đó là luật. Đơn tử hạ cấp thuộc về đơn tử cao cấp. Tất cả hàng nghìn tỷ đơn tử mà mang sinh khí đến cho cơ thể người phải tuân theo chủ sở hữu, chủ đạo, là đơn tử chính.

Đơn tử chính, đơn tử nguyên thuỷ cho phép các đơn tử cấp dưới trong cơ thể người tiếp tục hoạt động cho đến thời điểm bị chi phối bởi luật nhân quả.

Samael Aun Weor – Esoteric Treatise of Hermetic Astrology

Đơn tử của chúng ta cần chúng ta, và chúng ta cũng cần đơn tử. Trong một lần nói chuyện với đơn tử của tôi, đơn tử đã nói với tôi rằng “Ta đang ngộ bản thể cho con. Những gì ta đang làm là đều làm cho con.” Nói cách khác, chúng ta đang sống đề làm gì? Đơn tử muốn ngộ bản thể và đó là lý do tại sao chúng ta tồn tại ở đây. Đó là mục tiêu của chúng ta.

Samael Aun Weor – Tarot and Kabbalah

Đơn tử, hay còn gọi là hạt giống của sự sống, không chỉ tồn tại ở cơ thể vật chất. Nhiều loại đơn tử sống bị giam cầm trong các hạt nguyên tử của các cơ thể hiện sinh nội tại. Bất kỳ cơ thể vật chất hay siêu chất, của thiên thần hay quỷ dữ, loại âm hay loại dương, đều tồn tại trên nền tảng của hàng nghìn tỷ đơn tử.

Samael Aun Weor – Esoteric Treatise of Hermetic Astrology

Leave a Reply