Dục vọng khác với ái lực tính dục

Bài viết này được dịch từ bài viết tiếng Anh với tiêu đề “Dục vọng là gì?” (What is Lust?)

Dục vọng còn được gọi là ham muốn xác thịt, ham muốn nhục dục, dâm dục, dâm đãng, dâm dật, dâm loạn, phóng đãng, phóng túng…
Dục vọng khác với năng lượng tình dục hoặc hoạt động tình dục. Dục vọng là cái Tôi và sự ích kỷ, được thúc đẩy bởi sự khao khát về cảm giác. Hoạt động tình dục tự nhiên hoặc bình thường – không có dục vọng – xảy ra ở các cấp độ tâm thức, và tương ứng với mức độ giác ngộ của tâm thức.

Năng lượng tình dục được chia thành ba loại khác nhau.
Thứ nhất: năng lượng liên quan đến sự sinh sản nòi giống và sức khỏe của cơ thể nói chung.
Thứ hai: năng lượng liên quan đến các thế giới của suy nghĩ, cảm xúc và ý chí.
Thứ ba: năng lượng liên quan đến Tâm linh Thần thánh của con người.
Dục vọng không bị điều khiển hoặc chi phối bởi ba loại năng lượng tình dục này. Thay vào đó, dục vọng đánh cắp chúng cho mục đích riêng của nó.

Dục vọng là một hiện tượng tâm lý, không phải là một hiện tượng thể chất. Các tác động được cảm nhận về thể chất nhưng được gây ra bởi tâm lý. Điều này có nghĩa là nguồn gốc của dục vọng – vốn là tâm lý – có thể bị chinh phục và loại bỏ, như đã được chứng minh bởi tất cả các bậc thầy vĩ đại của các tôn giáo lớn: Jesus, Moses, Phật, v.v. Khi dục vọng bị loại bỏ, những gì còn lại là năng lực tình dục tự nhiên , trong sự hài hòa, và không còn đau khổ.

Tất cả các tôn giáo đều dạy dục vọng là gốc rễ của đau khổ. Thực hành tantra mà không loại bỏ dục vọng thì chắc chắn sẽ thất bại.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dạy rằng những kẻ thiếu đạo đức sẽ thành công trong Tantra. Đó không phải là con đường dẫn đến thành trì của Niết Bàn. Làm sao mà những tiện dân xấu xa này lại có thể thành công trong Tantra? Làm sao mà những kẻ thiếu đạo đức lại có thể đi lên được những cảnh giới cao hơn? Họ sẽ không được tái sanh ở một cõi cao hơn; họ sẽ không có được hạnh phúc tuyệt đỉnh.

(Kinh Manjushrimlakapa, tiếng anh: Manjushri Root Tantra)

Những kẻ tràn đầy dục vọng sẽ không thể bước đi trên con đường giải thoát.

Padmasambhava, Giáo huấn khẩu truyền cho Đức Bà Tsogyal

Phật dạy có người lo lòng dâm dục không ngừng được nên muốn tự cắt đức âm bộ của mình. Phật bảo cho rằng: “Nếu cắt bỏ âm bộ thì đâu bằng đoạn dứt cái tâm dâm dục ấy. Tâm như quan công, quan nếu nghỉ việc thì các tùy tùng cũng đều nghỉ. Tà tâm chẳng dứt thì cắt âm bộ có ích gì?”

Phật vì đó mà nói kệ rằng:

“Dục sanh từ ý ông

Ý do tư tưởng sanh

Hai tâm đều vắng lặng

Không sắc cũng không hành”

Phật nói: “Bài kệ này là do Đức Phật Ca Diếp nói.”

– Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chương 31

Trong Ki-tô giáo, Adam và Eva trong trắng, trần trụi đã bị cám dỗ ăn “trái cây” của “tri thức”. Tri thức (trong tiếng Do Thái là da’ath) đại diện cho tri thức tình dục. Sau khi ăn trái cấm đó – tức là dục vọng, cực khoái – lần đầu tiên họ gặp phải đau khổ: họ trở nên sợ hãi, xấu hổ, cố gắng che thân và sau đó bị đuổi ra khỏi Eden (trong tiếng Do Thái, Eden là sự vui sướng) để chịu đau khổ nơi hoang dã. Do đó, cách để trở về hạnh phúc (Eden) là khắc phục sai lầm đó: chinh phục dục vọng, và khôi phục sự trong trắng nguyên thủy. Đó là những gì được gọi là sự trinh bạch, tantra, brahmacharya, v.v …

Trong Ấn Độ giáo, toàn bộ sử thi vĩ đại Mahabharata xảy ra do sự thất bại của vua Pandu trong việc kiểm soát dục vọng ham muốn của mình.

Bài viết liên quan:


Leave a Reply