Trường phái Bon và Drukpa

Trong sách Hôn Nhân Hoàn Hảo và một số sách khác nữa, thầy Samael có viết rằng những người thuộc phái mật tông Bon và Drukpa tập phép thuật đen. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu sâu hơn về việc này.

Về trường phái Bon trong bối cảnh gnosis

Bon là tên gọi chung của các tôn giáo nguyên thủy của người Tây Tạng.  Trong đó có nhiều giáo lý hoàn toàn khác nhau.  Sau nhiều năm phát triển song song với Mật Tông Tây Tạng, đạo Bon đã mượn nhiều khái niệm và phương pháp tập từ đạo Phật.  Phật giáo Tây Tạng cũng đã bị đạo Bon ảnh hưởng nhiều.

Hôn Nhân Hoàn Hào là sách đầu tiên của thầy Samael, được viết vào năm 1950. Vào thời điểm này, thầy dựa vào thông tin từ sách của một tác giả khác để khẳng định rằng trường phái Bon là phép thuật đen. Một vài năm sau đó, thầy đã tự mình tìm hiểu trường phái Bon và kết luận rằng phương pháp đó, mặc dù có một số phương pháp mạo hiểm, nhưng không thuộc loại “phép thuật đen”. (Nguồn: Gnosticteachings.org)

Những người theo Đạo Bon (tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng, có nhiều dính dáng đến ma thuật, đã chống lại sự truyền bá của Phật Giáo tại những vùng đất thiêng), không được nhầm lẫn họ với Bonzos (thuật ngữ Nhật Bản định nghĩa các nhà sư Phật Giáo ở Đông Á).

H. P. Blavatsky cho rằng tu sĩ Bon là ám muội vì họ đội mũ đỏ và mặc những tấm phủ trắng trong các nghi lễ chứa đầy đầu lâu và xương của người chết. V.M. Samael Aun Weor, vào lúc ban đầu, đi theo những điều nhìn nhận của H.P. Blavatsky tạo ra, ngài cũng đã tuyên bố như bà ấy, thế nhưng sau khi thầy đã tìm hiểu vấn đề này sâu sắc hơn thì thầy đã làm sáng tỏ các tu sĩ đạo Bon này không phải là các phù thủy đen bởi vì, ngay cả khi họ rất cực đoan, họ không làm mất năng lượng sáng tạo của họ.

Về trường phái Drukpa

Dugpas [Drukpas] (tiếng Tây Tạng) nghĩa đen: người mũ đỏ, là một trường phái mật tông Tây Tạng. Trước thời của Tsongkhapa ở thế kỷ 14, tất cả người Tây Tạng đều theo Dugpa vì Phật giáo ở thời của họ đã thoái hoá và bị pha trộn với giáo lý của đạo Bon cổ xưa một cách ghê tởm. Tuy nhiên, sau thế kỷ 14, khi kỷ luật nghiêm khắc của trường phái Gelug (mũ vàng) được áp dụng và Phật giáo Tây Tạng được cải cách và tịnh hóa nói chung, thì những người theo trường phái Drukpa càng dấn thân vào ma thuật, sự phóng đãng và say xỉn hơn bao giờ hết. Từ đó, “Dugpa” được hiểu như là “phù thuỷ”, “tu sĩ ma thuật đen” và được dùng để ám chỉ mọi thứ độc ác. Hầu như không còn ai theo trường phái Dugpa ở miền Đông Tây Tạng mà phần lớn họ ở Bhutan, Sikkim, và các vùng biên giới nói chung. 

(H. P. Blavatsky, The Theosophical Glossary)

Năm 1387, với những lý lẽ công bằng, người cải cách Tây Tạng, Thầy Tsongkhapa, đã thu gom và đốt hết tất cả các sách ma thuật. Kết quả là một số Lạt Ma không hài lòng với việc này đã liên kết với một số thầy theo đạo Bon, là đạo của dân tộc nguyên thuỷ, dấn thân vào các nghi lễ phép thuật đen ghê tởm nhất. Ngày nay, hội này là một trường phái phép thuật đen rất mạnh ở vùng Sikkim, Bhutan, và Nepal. (Samael Aun Weor – Cách Mạng Beelzebub)

Có những người trong hệ phái Gnosis nói rằng từ “Drukpa” trong sách của thầy Samael hay “Dugpa” trong sách của H.P. Blavatsky không chỉ hệ phái Drukpa của mật tông Bhutan hiện tại; đó chỉ là thuật ngữ H.P.B. sử dùng để chỉ một trường phái phù thuỷ đội mũ đỏ. Từ druk (tiếng Tây Tạng) là con rồng và chữ pangười. Từ này có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau.

Nhiều tác giả đã phân tích về ý nghĩa chính xác của từ “Dugpa” trong các tác phẩm của Hội Thông Thiên Học và đến bây giờ chúng ta vẫn chưa biết từ đó chỉ những trường phái nào.


Leave a Reply