Tâm Thức

☰ Tiếng Anh: Conciousness

Mọi người thường nhầm lẫn tâm thức với trí thông minh hoặc với lý trí, và người rất thông minh hoặc rất trí thức thường được coi là người tỉnh thức.

Vượt qua mọi nghi ngờ và sợ hãi về việc tự lừa dối bản thân, chúng ta khẳng định rằng Tâm thức của con người là một dạng rất đặc biệt của nhận thức về kiến thức nội tại, nó hoàn toàn độc lập với mọi hoạt động tinh thần.

Năng lực của Tâm thức cho phép chúng ta hiểu về bản thân mình.

Tâm thức ban cho cho chúng ta kiến thức toàn vẹn về cái đang là, về vị trí của nó, về những gì chúng ta thực sự biết, và những gì chúng ta đang phớt lờ.

Tâm lý học Cách mạng dạy rằng chỉ có chính chúng ta mới có thể đạt được hiểu biết về bản thân mình.

Tại một thời điểm nhất định, chỉ có chúng ta mới biết được mình có đang tỉnh thức hay không. Chỉ có chúng ta mới biết được về lương tâm của chính mình, và rằng nó có đang ở trong giây phút hiện tại hay không.

Không ai khác ngoài chính bản thân chúng ta có thể nhận ra, tại một thời điểm nào đó, rằng chỉ ngay trước thời điểm đó chúng ta đã không thực sự tỉnh thức, [rằng] tâm thức của chúng ta đã ngủ say, [và rằng] sau đó chúng ta sẽ quên trải nghiệm kia hoặc chúng ta sẽ lưu giữ nó như một kỷ niệm về một trải nghiệm mạnh mẽ.

Hiểu rằng tâm thức trong thú vật biết tư duy không phải là một cái gì đó liên tục hoặc vĩnh viễn là một việc rất cấp bách.

Tâm thức của thú vật Trí năng, mà được gọi là người, thường ở trạng thái ngủ say.

Những khoảnh khắc mà tâm thức tỉnh táo là hiếm có, rất hiếm. Thú vật Trí năng làm việc, lái xe, kết hôn, chết, v.v. với tâm thức hoàn toàn ngủ mê, và nó chỉ tỉnh thức trong những khoảnh khắc rất đặc biệt.

Cuộc sống của con người là cuộc sống của những giấc mơ, nhưng họ lại tin rằng mình tỉnh táo và càng không bao giờ thừa nhận rằng mình đang ngủ say, rằng tâm thức của mình cũng đang ngủ.

Nếu một người bất ngờ thức tỉnh, anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ khủng khiếp về bản thân mình; anh ta sẽ hiểu được sự ngờ nghệch và lố bịch của mình ngay lập tức.

Cuộc sống này cực kỳ lố bịch, nó bi kịch một cách khủng khiếp, và hiếm khi nó tuyệt vời.

Nếu một võ sĩ quyền Anh bất ngờ thức tỉnh trong một trận đấu, anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ trước toàn bộ công chúng và sau đó anh ta sẽ chạy trốn khỏi cảnh tượng kinh khủng đó trong sự ngạc nhiên của đám đông vẫn còn [trong trạng thái] ngủ say và vô thức.

Khi một người thừa nhận rằng Tâm thức của mình đang ngủ, bạn có thể chắc chắn rằng người đó đã bắt đầu thức tỉnh.

Các trường phái phản động của tâm lý học cổ xưa phủ nhận sự tồn tại của tâm thức và thậm chí còn tuyên bố rằng thuật ngữ đó là vô dụng, để lộ ra [trong chính họ sự hiện diện của] một trạng thái hoàn toàn ngủ say. Các tay sai của những trường phái này ngủ say trong một trạng thái gần như vô thức và vô ý thức.

Ai nhầm lẫn tâm thức với các chức năng tâm lý: suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và tín hiệu vận động thì thực sự là vô thức, họ ngủ rất say.

Những người thừa nhận sự tồn tại của tâm thức nhưng lại hoàn toàn phủ nhận [sự tồn tại của] các cấp độ khác biệt của tâm thức, thì họ đang lộ ra sự thiếu kinh nghiệm tỉnh thức của mình và trạng thái ngủ mê của tâm thức.

Tất cả những ai đã từng tỉnh thức, ngay cả chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, biết rất rõ từ sự thực chứng của riêng mình rằng có tồn tại những cấp độ tâm thức khác biệt trong bản thân mình.

  • Thứ nhất, thời gian: Chúng ta đã duy trì trạng thái tỉnh thức trong bao lâu?
  • Thứ hai, tần suất: Chúng ta đã đánh thức Tâm thức của mình bao nhiêu lần rồi?
  • Thứ ba, biên độsự thấu suốt: Chúng ta đã ý thức về cái gì?

Tâm lý học cách mạng và Philokalia [1] cổ đại khẳng định rằng thông qua một loại nỗ lực vĩ đại rất đặc biệt, chúng ta có thể đánh thức tâm thức, làm cho nó [hoạt động] liên tục một cách có kiểm soát.

Mục tiêu của giáo dục căn bản [trong trường phái Gnosis] là đánh thức tâm thức. Sẽ thật vô dụng khi học mười hay mười lăm năm ở trường học phổ thông, cao đẳng và đại học, nếu sau khi hoàn thành chương trình học chúng ta vẫn là những ôtômat trong trạng thái ngủ say.

Không phải là cường điệu khi khẳng định rằng qua một nỗ lực vĩ đại, thú vật trí năng cũng chỉ có thể ý thức về bản thân mình trong vài phút. Rõ ràng là trong thời điểm này chỉ tồn tại một vài ngoại lệ hiếm hoi mà chúng ta phải tìm kiếm với chiếc đèn lồng của Diogenes [2]. Những trường hợp hiếm hoi này được đại diện bởi những con người đích thực [3] như Đức Phật, Chúa Jesus, Hermes, Quetzalcoatl, v.v.

Những người sáng lập của các tôn giáo luôn ở trong sự tỉnh thức, họ là những đấng giác ngộ vĩ đại. Thông thường mọi người không có ý thức về bản thân mình. Ảo tưởng của việc luôn ở trong sự thức tỉnh sinh ra từ ký ức và từ các quá trình suy nghĩ.

Người nào thực hành bài tập hồi tưởng để nhớ lại toàn bộ cuộc sống của mình thì có thể thực sự nhớ lại mình đã kết hôn bao nhiêu lần, mình đã có bao nhiêu đứa con, cha mẹ mình là ai, giáo viên của mình là ai, v.v. nhưng điều này không thể hiện sự thức tỉnh của tâm thức, đây đơn giản chỉ là một hồi ức của những hành vi vô ý thức; thế thôi.

Việc lặp lại điều chúng ta đã nói trong chương trước là rất cần thiết. Có 4 trạng thái của tâm thức, đó là:

  • Ngủ
  • Trạng thái Cảnh giác [thức]
  • Ý thức về tự thân
  • Tâm thức Khách quan.

Thú vật Trí năng đáng thương bị gọi nhầm là con người, chỉ sống trong hai trạng thái. Một phần cuộc đời của nó trôi qua trong trạng thái ngủ và phần còn lại trong trạng thái bị gọi nhầm là cảnh giác, cũng là [một trạng thái] ngủ.

Người ngủ và đang mơ, cứ tưởng anh ta đã thức dậy sau khi anh ta đã trở lại trạng thái cảnh giác [thức], nhưng trong thực tế thì trong suốt trạng thái cảnh giác [thức] này, anh ta vẫn tiếp tục ngủ.

Giống như vào buổi rạng đông, khi mà các vì sao dường như bị ẩn đi vì ánh sáng mặt trời nhưng chúng vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù đôi mắt vật chất của chúng ta không cảm nhận được chúng.

Trong cuộc sống thường ngày, con người không biết gì về ý thức tự thân và về tâm thức khách quan thì còn ít hơn thế nữa.

Tuy nhiên, con người lại tự hào và cả thế giới này nghĩ rằng mình là tự tỉnh thức; thú vật trí năng tin chắc rằng nó có tâm thức của riêng nó và không đời nào chấp nhận việc bị nói rằng nó đang ngủ mê và rằng nó sống mà không có ý thức về bản thân.

Có những khoảnh khắc đặc biệt khi mà thú vật trí năng đang tỉnh thức, nhưng những khoảnh khắc này rất hiếm, có thể xảy ra trong một thời điểm cực kỳ nguy hiểm, trong một cảm xúc mãnh liệt, một hoàn cảnh mới hay trong một tình huống mới và bất ngờ, v.v.

Quả là hổ thẹn khi thú vật trí năng đáng thương không có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với những trạng thái thoáng qua của tâm thức, rằng nó không thể gợi chúng lên, rằng nó không thể duy trì các trạng thái đó một cách liên tục được.

Tuy nhiên, Giáo dục Căn bản [của trường phái Gnosis] khẳng định rằng một người có thể đạt được sự kiểm soát Tâm thức của mình và có được tâm thức tự thân.

Tâm lý học Cách mạng có phương pháp, quy trình khoa học để đánh thức tâm thức.

[Nội dung ở trên được trích dẫn từ sách Giáo dục Căn bản của Giáo Phái Gnosis (tiêu đề tiếng Anh: Fundamentals of Gnostic Education) của thầy Samael Aun Weor.]


Ghi chú

[1] Philokalia – Một bộ sưu tập kinh sách được biết bởi các bậc thầy Chính thống Giáo Đông phương từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 15 trong hệ phái tu tập kỳ bí Hesychast. Các kinh sách trong Philokalia được viết để hướng dẫn các nhà sư trong cuộc sống tu tập. Vào thế kỷ 18, Nicodemus Hagiorite và Macarius thánh Corinth đã sưu tập các kinh này và đóng thành bộ.

[2] Diogenes Thành Sinope hay còn gọi là Diogenes người hoài nghi (c. 404-323 BCE) là một nhà triết học Hy Lạp. Diogenes đã sống một cuộc đời đức hạnh nghèo đói cùng cực. Ông nổi tiếng vì đi xin ăn để sống và ngủ trong một bồn tắm ở một khu chợ. Ngày xưa, từ triết học (Tiếng Anh: philosophy) chỉ một con đường giác ngộ trọn vẹn, bao gồm cả lý thuyết và thực hành tâm linh. Ông nổi tiếng trong truyện bởi hình ảnh ban ngày cầm đèn lồng và đi lang thang trên đường phố Athens để tìm một con người đích thực.

2908
Diogenes nổi tiếng bởi hình ảnh ban ngày cầm đèn lồng và đi lang thang trên đường phố Athens để tìm một con người đích thực. (Ảnh: Nguồn)

[3] Con người đích thực là con người có dương thân. Xem thêm: Thú Vật Trí Năng


Leave a Reply