
Mười Bức tranh Chăn Trâu hay còn gọi là Thập mục ngưu đồ (tiếng Nhật: jūgyū, tiếng Trung: 十牛图颂 [shí niú tú sòng]) trong truyền thống của Phật giáo Thiền tông là một chuỗi bài thơ ngắn với tranh khắc gỗ đi kèm. Các bức tranh này minh họa cho những giai đoạn của một hành giả Phật giáo Đại thừa trên con đường giác ngộ. Bên cạnh đó, chúng là những biển chỉ đường cho các giai đoạn trên quá trình tập trung tâm. Trường phái Chan ở Trung Quốc là nguồn gốc của thiền tông Nhật bản (Zen). Các bức tranh này xuất hiện lần đầu tiên trong hình dáng hiện đại ở thế kỷ 12 khi được Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (zh. kuòān shīyuǎn 廓庵師遠) vẽ. Có lẽ chúng tượng trưng cho góc nhìn của trường phái thiền tông về mười giai đoạn các hành giả phải trải qua trên con đường được nêu ra trong các kinh của dòng truyền Đại thừa, đặc biệt là kinh Hoa Nghiêm (tiếng Phạn: Avatamsaka Sūtra). Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn không phải là người đầu tiên minh họa các giai đoạn của sự khai ngộ trong trường phái thiền tông. Trước đó đã có những phiên bản với năm hay tám bức tranh. Trong đó, con trâu dần dần trở nên trắng hơn và bức cuối cùng là hình tròn. Hình tròn này tượng trưng cho Tính Không [tiếng Phạn: śūnyatā] hay còn gọi là Tính Không rực rỡ, mục tiêu tối cao của hệ phái Thiền tông. Tuy nhiên, Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn cho rằng các bức tranh đó chưa đủ. Vì thế, ông đã thêm hai bức tranh đi sau tranh hình tròn để thể hiện rằng những môn đồ thiền tông phát triển tâm linh ở mức độ cao nhất sống ở thế giới bình thường với đủ các loại hình tướng và giao tiếp với người bình thường với sự tự do tuyệt đối và với từ bi và trí tuệ đích thực họ truyền cảm hứng cho mọi người đi theo Con đường của Đức Phật. Hình tượng con bò hay con trâu quan trọng vì nó tượng trưng cho tâm trí chúng ta phải chinh phục để đồng nhất mình với Bản thể. Thầy Samael Aun Weor cho biết rằng trò đấu bò có nguồn gốc huyền học ở một thời đại cổ xưa khi đó là nghi lễ về việc tu thiền và tập trung. Bây giờ nó đã trở thành một môn thể thao thô tục và bạo lực.
Mười bức tranh chăn trâu quan trọng vì chúng là một bản đồ cổ xưa để giải thích những giai đoạn trong quá trình tập thiền. Các bức tranh này minh họa những giai đoạn một người sẽ trải qua khi họ bắt đầu tập thiền nghiêm túc hơn. Chúng cũng tiêu biểu cho những chỗ chúng ta có thể bị mắc kẹt. Đôi khi chúng ta không chỉ bị mắc kẹt vài hôm hoặc vài tuần lễ mà đối với một số người thì là nhiều năm. Việc này có thể xảy ra vì tính kiêu ngạo hay lười biếng không cho chúng ta xét lại cách chúng ta đang tiếp cận con đường Gnosis. Chúng ta phải liên tục tìm hiểu xem tâm mình đang ngủ mê như thế nào, xem mình lừa dối bản thân như thế nào. Vì thế cho nên mười bức tranh chăn trâu có thể biểu lộ cho chúng ta những chỗ chúng ta đã bị mắc kẹt với con Trâu của tâm trí.
“Các con cần phải học ý nghĩa của cây thánh giá kỷ luật rèn luyện huyền học. Trong Thiền tông, kỷ luật rèn luyện là một cây thánh giá nhưng kỷ luật rèn luyện trong Thiền tông đi vào sâu thẳm: nó đi vào Đức Phật Nội Tâm của mỗi người.”
– Samael Aun Weor, ở bài giảng có tiêu đề “Còn Đường Huyền Học” (tiếng Tây Ban Nha: El Camino Esotérico)
Bức Tranh thứ nhất – Người Đi Tìm hay còn gọi là Đi Tìm Con Đường
[tiêu đề tiếng Việt truyền thống: Tìm Trâu]

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu
Núi thẳm đường xa nước lại sâu
Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy
Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Thập_mục_ngưu_đồ)
Ở bức tranh đầu tiên này chúng ta thấy học trò, người đi tìm con đường giác ngộ. Ở giai đoạn đầu chúng ta đã từng nghe nói về một con đường. Có lẽ chúng ta đã đọc sách hoặc tham dự hội thảo nhưng cho đến khi chúng ta thực sự bắt đầu tập thiền và tự quan sát thì chúng ta chưa có gnosis về con đường này. Có thể chúng ta có kiến thức nhưng chúng ta chưa có sự thấu hiểu về Cấp độ Tâm thức của Bản thể. Chúng ta đang tìm kiếm con đường. Ở giai đoạn này trong các bức tranh, anh ta chưa nhìn thấy tâm của bản thân. Anh ta chưa hiểu cách tu tập hay cách tự quan sát để nhớ đến Bản thể chính mình. Ở giai đoạn này chúng ta chưa thấy sự khác biệt giữa suy nghĩ, cảm xúc, và tâm thức của bản thân mình. Chúng ta hoàn toàn đồng nhất bản thân mình với cơ thể và những tham vọng của nó, như thể [cơ thể] đó chính là bản thân mình. Tuy nhiên, ở bên trong chúng ta có một sự thôi thúc đi tìm Bản thể. Đôi khi sự thôi thúc này được kích thích bởi những sự kiện ở bên ngoài, ví dụ như cái chết của một người trong gia đình hoặc vì chúng ta đã bị mất gì đó, nhưng thông thường thì sự kiện đó làm chúng ta suy ngẫm về tính hời hợt của chủ nghĩa vật chất. Việc này được thể hiện khi anh ta nhìn thác nước yên tĩnh. Anh ta thấy dòng chảy của các sự thay đổi trong cuộc sống nhưng có lẽ anh ta chưa trải nghiệm cái đó với tâm bình yên.
Bức Tranh thứ 2 – Tìm được Dấu Chân Trâu
[tiêu đề tiếng Việt truyền thống: Thấy Dấu]

Ven rừng bến nước dấu liên hồi
Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi
Ví phải non sâu lại sâu thẳm
Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.
Bức tranh này tượng trưng cho giai đoạn con đường khi chúng ta đã bắt đầu biết cách vào thiền, biết cách tập nhớ đến chính mình [tiếng Anh: Self-remembering] và chúng ta đã duy trì đều các phép tập đó đến nỗi chúng ta bắt đầu thấy rằng một cái gì đó ở đằng sau tâm trí đang tồn tại. Khi chúng ta thấy dấu chân con trâu, cái đó tượng trưng cho việc chúng ta đã bắt đầu thấy những dấu hiệu nhỏ cho biết rằng chúng ta không phải là suy nghĩ của mình, cũng không phải là cảm xúc hay là cơ thể; chúng ta là một cái gì đó khác biệt với những thứ đó. Thấy dấu chân tượng trưng cho gnosis chúng ta có khi nhận ra rằng những suy nghĩ của mình không xảy ra do mình chọn lựa; chúng ta lảm nhảm liên tục như thế là do thói quen. Học trò thấy dấu vì anh ta đã tách mình ra khỏi suy nghĩ, mặc dù chỉ trong một vài lần tập thiền. Bên cạnh đó, tranh này tượng trưng cho giai đoạn của những người tập thiền chưa đều. Tuy nhiên, họ có đủ niềm tin để muốn tiếp tục tập luyện. Người ta không kiên định trong việc tự quan sát hay họ chưa loại bỏ được thói quen sử dụng trí khôn để liên tục gán tên và phán xét các trạng thái của tâm. Chúng có thể nói rằng họ vẫn đang mò mẫm trong con đường Gnosis.
Kẻ thù tệ nhất của sự giác ngộ là cái Tôi. Chúng ta cần phải biết rằng cái Tôi là một nút thắt trong dòng chảy của sự hiện hữu, một chỗ tắc nghẽn trong dòng chảy của sự sống trong quá trình di chuyển tự do của nó.
Một vị thầy được hỏi: “Tôi phải tìm con đường như thế nào?”
“Nhìn ngọn núi kia; thật tuyệt vời!” ông đáp, đang cập đến ngọn núi chỗ ông đi nhập thất.
“Con đang không hỏi về ngọn núi; con đang hỏi về con đường.”
“Khi con vẫn chưa vượt qua ngọn núi đó thì con sẽ không thể tìm thấy con đường,” vị thầy trả lời.
Một nhà sư khác hỏi lại câu hỏi đó với vị thầy đó.
“Nó ở đấy, ngay trước mắt con,” vị thầy đáp lại.
“Vì sao con không thấy?”
“Vì những ý tưởng của con bị mắc kẹt trong cái tôi.”
“Trong tương lai con có nhìn thấy được không thầy ạ?”
“Miễn là khi thị giác của con tiếp tục phân chia ra mỗi thứ và con còn đang nói những câu như “tôi không thể”, v.v. thì thị giác tương đối đó sẽ làm con bị mù mắt.”
“Khi nào không còn ta và người thì có thấy được không?”
“Khi nào không còn ta và người thì còn ai muốn thấy nữa?”
Nền tảng của cái Tôi là việc phân chia trong tâm. Cái Tôi được nuôi dưỡng bởi trận chiến của các khái niệm trái ngược.”
– Samael Aun Weor – Revolution of the Dialectic, Chương 1
Bức tranh thứ 3 – Thoáng nhìn thấy
[tiêu đề tiếng Việt truyền thống: Thấy Trâu]

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành
Nắng ấm gió hòa bờ liễu xanh
Chỉ thế không nơi xoay trở lại
Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành
Việc nhìn thấy con Trâu hoặc trải nghiệm thoáng nhìn bản chất đích thực của bạn là dễ và đơn giản. Trong thiền tông (Zen) cái đó được gọi Kensho và nó xảy ra thường xuyên. Bức tranh này tượng trưng cho giai đoạn khi học trò tập thiền đủ để có những lúc chị ta cảm thấy như mình đã tách ra khỏi suy nghĩ và nhận ra sự khác biệt giữa tâm thức trần trụi và Con Trâu của tâm trí ngoài tầm kiểm soát. Nhận ra Con Trâu đồng nghĩa với nhận ra tâm trí của mình. Bạn chỉ có thể thấy tâm trí khi nào sự tâm thức trần trụi đã tách ra khỏi nó. Đây là giai đoạn quan trọng, khi mình bắt đầu nhận ra rằng suy nghĩ không phải là bản chất đích thực của mình. Trong Thiền Tông, loại suy nghĩ được coi là tối cao nhất là “không suy nghĩ”. Tuy nhiên, để bắt con Trâu đó chúng ta cần tăng thêm kỹ năng, quyết tâm, và tập trung. Để tiến triển ở giai đoạn này, học trò cần phải trở nên nghiêm túc hơn trong quá trình luyện tự quan sát và nhớ đến chính mình. Ở giai đoạn này học trò bắt đầu rèn luyện mãnh liệt để ngăn chặn sự gián đoạn liên tục của tâm thức tập trung và họ cố gắng không phán xét và duy trì trạng thái tự quan sát liên tục trong những khoảng thời gian càng ngày càng dài.
Ở giai đoạn này trong quá trình tập thiền, học trò Gnosis bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa suy nghĩ và tâm thức hay còn gọi là sự nhận biết thuần túy, trần trụi. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng bắt đầu hiểu rằng chúng ta cần phải thay đổi triệt để; phải từ bỏ thói quen cảm nhận bản thân mình ở trong suy nghĩ hay ở trong việc đánh giá liên tục và phải vào trạng thái không phán xét và không phân tích, liên tục tìm gốc của tâm thức. Việc này cần phải xảy ra để cho trải nghiệm của chân lý có thể xuất hiện; đó chính là sự im lặng của tâm trí. Đó không phải là vấn đề lớn nhưng tâm trí cứ phóng đại cho nên chúng ta cảm thấy như mình không thể nào làm được.
Trước hết chúng ta phải coi tâm trí như một thứ khác biệt với Bản thể. Không may thay, mọi người hoàn toàn đồng nhất bản thân với tâm trí và nói rằng, “Tôi đang suy nghĩ,” và họ cảm thấy rằng bản thân họ chính là tâm trí đó.
– Samael Aun Weor, Dominion of the Mind
Tại thời điểm này trong mười bức tranh chúng ta vẫn đang ở những giai đoạn nền tảng của công việc này và phải nỗ lực để nhận ra hằng ngày rằng chúng ta đang ngủ mê. Chúng ta chỉ có thể làm việc đó khi tìm hiểu cách chúng ta ngủ và cách chúng ta đang nói dối với bản thân.
Nếu một người muốn đánh thức tâm thức, việc đầu tiên phải làm là nhận ra rằng mình đang ngủ mê. Để hiểu rằng mình đang ngủ mê là khó vì thông thường thì mọi người hoàn toàn tin rằng họ đang tỉnh thức.
Khi nào một người hiểu rằng anh ta đang ngủ thì quá trình tỉnh thức đã bắt đầu. Đây không phải là điều mọi người có thể chấp nhận một cách dễ dàng. Nếu chúng ta bảo với một con thú vật trí năng rằng anh ta đang ngủ mê, chắc chắn rằng anh ta sẽ cảm thấy mình bị xúc phạm. Mọi người hoàn toàn tin rằng họ đang tỉnh táo. Họ làm việc khi ngủ mê… mơ. Họ lái xe khi đang ngủ mê… mơ. Họ kết hôn khi đang ngủ mê, và họ sống khi đang ngủ mê… mơ. Tuy nhiên, họ vẫn hoàn toàn tin rằng họ đang tỉnh táo.
Ai muốn đánh thức tâm thức bây giờ và ở đây phải bắt đầu hiểu ba khía cạnh được gọi là sự đồng nhất, sự mê hoặc và giấc ngủ.
– Samael Aun Weor, Vòng cổ của Đức Phật Chương 15
Phát triển sự tập trung trong ngày
Hỏi: Thưa thầy, nếu một người muốn giác ngộ thì họ nên ở trạng thái tâm lý như thế nào?
Đáp: Người ta phải ở trong thái tự quan sát. Đó là trường hợp sau khi họ đã nhận ra rằng họ có một loại tâm trí cụ thể, vì thông thường thì mỗi người không nhận ra điều đó. Họ nhận ra rằng họ có một cơ thể vật chất vì họ thấy cái đó với giác quan nhưng họ không nhận ra họ có loại tâm trí nào cho nên họ không tự quan sát. Vì thế cho nên khi nào một người đã nhận ra họ có một loại tâm trí cụ thể thì người ta mới thực sự bắt đầu tự quan sát. Sau đó thì họ lúc nào cũng ở trong một trạng thái nhận biết một cách tỉnh táo như thể họ đang ở trong hoàn cảnh mới lạ. Nếu không ở trong trạng thái đó thì họ không thể tự quan sát [bản thể].
– Samael Aun Weor – từ bài giảng “The Esoteric Path”
Ở trường phái thiền Rinzai họ nhấn mạnh việc duy trì tâm trí ở một trạng thái tu tập nội tâm trong tất cả những hoạt động trong ngày, chứ không phải chỉ riêng ở trong lúc đang tập thiền. Chúng ta biết rằng cách chúng ta hướng sức tập trung cả ngày là cách chúng ta rèn luyện khả năng nhận thức. Khí [tiếng trung: 氣 (qì)] là ý niệm. Khí [qì] là từ tiếng trung quốc để chỉ năng lực của sự sống. Năng lực của ý niệm là sức sống của chúng ta và cả ngày, tại mọi thời điểm nó chỉ nên được tập trung vào một đối tượng. Dù thời đại hiện tại không đồng ý với điều này nhưng [sự thật là] chúng ta đã không được thiết kế cho hoạt động đa nhiệm. Hoạt động đa nhiệm là hành động phân chia ý niệm ra cho quá nhiều thứ. Việc này tiêu tốn quá nhiều khí lực và sau đó chúng ta trở nên mệt mỏi khi ngồi tập thiền. Ý niệm tập trung vào đâu thì năng lượng đến đó.
Khi nào các con đang ăn thì ăn thôi; nếu đang mặc quần áo thì hãy mặc quần áo mà thôi và nếu đang đi bộ trên đường hãy đi, đi, đi, nhưng không suy nghĩ về những thứ khác. Hãy chỉ làm việc bạn đang làm. Đừng trốn tránh các sự thật, đừng gán cho chúng nhiều ý nghĩa, ký hiệu, bài giảng, và lời cảnh báo. Đừng trải nghiệm các sự thật như thể chúng là phép ẩn dụ; hãy trải nghiệm chúng với tâm trí ở trạng thái tiếp thu trong từng khoảnh khắc.
Hãy hiểu rằng thầy đang nói với các con về con đường hành động, không có cuộc chiến đau khổ của các cực điểm đối ngược. Hãy hành động không rối trí, không trốn tránh, không mơ tưởng, không có bất kỳ loại suy nghĩ trừu tượng. Con yêu quý, hãy thay đổi tính cách, hãy thay đổi bằng hành động có trí tuệ, hãy giải phóng bản thân ra khỏi cuộc chiến giữa các cực điểm đối ngược.
Khi nào chúng ta đóng cửa cho mơ tưởng thì cơ quan trực giác được đánh thức.
Hành động không có cuộc chiến giữa các cực điểm đối ngược là hành động của trực giác, hành động đầy đủ. Khi nào có đầy đủ thì cái Tôi không hiện diện. Hành động trực giác cầm tay và dẫn chúng ta tới sự giác ngộ của tâm thức.
Hãy làm việc và nghỉ ngơi. Hãy thả cho bản thân đi theo dòng chảy cuộc sống một cách vui vẻ. Hãy tiêu hết nước đục và thối của việc suy nghĩ theo thói quen và trong sự trống rỗng Gnosis sẽ chảy vào với hạnh phúc của cuộc sống.”
– Samael Aun Weor, Revolution of the Dialectic Chương 1
Khi bắt đầu tập sự phân chia tâm thức như thầy Samael Aun Weor đề nghị chúng ta sẽ rèn luyện lại sự nhận biết để chuyển hóa các ấn tượng đang đi vào trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta muốn tiến triển đến giai đoạn bắt con Trâu thì chúng ta sẽ không muốn cho phép các ấn tượng vào tâm một cách vô ý thức nữa. Việc này đòi hỏi chúng ta phải tập trung trong cả ngày. Việc nhớ đến chính mình là hành động thả lỏng cơ thể và cho khí chảy tự do. Tuy nhiên, đó cũng là trạng thái tập trung nội tâm. Thực ra thì chúng ta không thể nhớ đến chính mình nếu không có sự tập trung.
Trong quá trình nhớ đến chính mình trong nội tâm, trong khi đang nỗ lực mãnh liệt để ý thức về cái Tôi, hiển nhiên rằng ý niệm của chúng ta bị phân chia. Ở đây chúng ta lại đề cập đến việc phân chia ý niệm. Mặc dù có vẻ như là bất hợp lý, một phần ý niệm của chúng ta phải được hướng vào nỗ lực đó và phần còn lại được hướng tới cái Tôi, cái Tôi đa nguyên. Quá trình nhớ đến chính mình trong nội tâm không chỉ là hành động phân tích bản thân, nó là một trạng thái mới mà chúng ta chỉ có thể nhận biết thông qua trải nghiệm trực tiếp.
– Samael Aun Weor, Vòng Cổ của Đức Phật, Chương 16
Hành động trí tuệ này, khi được giải phóng khỏi cuộc chiến giữa các cực điểm đối ngược, sẽ nâng chúng ta lên một nơi mà cái gì đó cần phải bị vỡ.
Khi mọi thứ diễn ra tốt thì mái nhà cứng nhắc của suy nghĩ vỡ ra và ánh sáng và sức mạnh của Bản thể nội tâm nhập vào tâm trí như một trận nước lụt và tâm trí dừng việc mơ tưởng.
Sau đó thì ở trong thế giới vật chất cũng như ở bên ngoài (trong lúc cơ thể vật chất đang ngủ) chúng ta sống hoàn toàn ý thức và giác ngộ và tận hưởng cuộc sống ở các thế giới siêu việt.
Việc duy trì liên tục áp lực tâm trí này, hành động rèn luyện này, đưa chúng ta đến sự thức tỉnh của tâm thức.
Nếu chúng ta đang nghĩ về công việc trong khi ăn thì rõ ràng chúng ta đang mơ. Nếu chúng ta đang nghĩ về người yêu sắp cưới trong khi lái xe thì tức là chúng ta không tỉnh táo, chúng ta đang mơ. Nếu trong khi đang làm việc chúng ta đang nhớ đến cha đỡ đầu hoặc mẹ đỡ đầu của con, hay bạn bè hay anh trai, v.v. thì hiển nhiên rằng chúng ta đang mơ. Những người sống trong giấc mơ ở thế giới vật chất cũng sống trong mơ ở các thế giới nội tâm trong những thì giờ khi cơ thể vật chất đang ngủ.
– Samael Aun Weor; Revolution of the Dialectic, Chương 1
Sự chú tâm hay còn gọi là nhớ đến bản thể không chỉ đơn giản là sống trong hiện tại. Trước hết, chúng ta phải quan sát trạng thái nội tâm, quan sát người đang ý thức về khoảnh khắc hiện tại. Mặc dù có rất nhiều phương pháp để giúp chúng ta nhập vào trạng thái tâm thức đó, ví dụ như Chủ thể, Đối tượng và Vị trí, đó chỉ là những phương pháp để đi vào một trạng thái tâm thức. Nhớ đến Chính mình hay sự chú tâm không phải là trạng thái của trí khôn. Nhưng vì chúng ta thường xuyên đồng nhất bản thân với những lời lảm nhảm nội tâm đến nỗi khi tự quan sát chúng ta lại bị đồng nhất với các nhận xét của tâm trí. Phương pháp này có thể bắt đầu với tâm trí nhưng nó kết thúc với việc bỏ phương pháp này.
Dịch giả: ở dưới này là 3 bản dịch của Đạo Đức Kinh, chương 14: Bản hán việt, bản dịch tiếng Việt hiện đại, và bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đôi khi bản dịch Anh-Việt hơi khác với bản gốc vì nó đã bị phiên dịch hai lần. Tuy nhiên, vì bài viết này đang phân tích về bản dịch tiếng Anh cho nên độc giả cần chú ý bản tiếng Anh để hiểu quan điểm của tác giả.
Phiên âm Hán Việt
Thị chi bất kiến, danh viết Di.
Thính chi bất văn, danh viết Hi.
Bác chi bất đắc, danh viết Vi.
Thử tam giả bất khả trí cật. Cố hỗn nhi vi nhất.
Kỳ thượng bất kiểu. Kỳ hạ bất muội. Thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật.
Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng. Thị vị bất hốt hoảng,
Nghinh chi bất kiến kỳ thủ
Tùy chi bất kiến kỳ hậu.
Năng tri cổ thủy,
Thị vị đạo kỷ.
Bản dịch từ Hán Việt
Xem mà không thấy, nên tên gọi là Di.
Ngóng mà không nghe, nên tên gọi là Hi.
Nắm mà không giữ gọi là Vi.
Ba cái ấy không thể phân ra được, Vì nó hỗn hợp làm một.
Trên nó thì không sáng, Dưới nó lại không tối, Dài dằng dặc mà không có tên.
Rồi lại trở về chỗ không có. Ấy gọi là cái hình trạng không hình trạng Cái hình trạng của cái không có vật.
Đón nó thì không thấy đầu
Theo nó thì không thấy đuôi.
biết được cái đầu mối của xưa,
Ấy gọi là nắm được giềng mối của Đạo.
Bản dịch Trung – Anh – Việt
Hãy nhìn nhưng không thấy gì – nó vượt ra ngoài hình tướng.
Hãy nghe nhưng không nghe thấy gì – nó vượt ra ngoài âm thanh.
Hãy cầm lấy nhưng nắm giữ gì – nó không phải là vật thể.
Ba thứ này không thể định nghĩa. Vì thế chúng được hợp nhất thành một.
Từ phía trên nó không sáng. Từ phía dưới nó không tối. Đó là sợi dây không đứt, vượt ra ngoài sự mô tả.
Nó trở về với tính không. Hình tướng của sự vô tướng, hình ảnh của sự vô hình, nó được gọi là “không định nghĩa được” và “không tưởng tượng được”.
Đón trước nó thì không thấy điểm bắt đầu.
Đi theo nó thì không có điểm kết thúc.
Hãy ở lại với Đạo cổ xưa và di chuyển với hiện tại.
Biết điểm bắt đầu cổ xưa là cốt tủy của Đạo.
Đoạn này của Đạo Đức Kinh rất hay; nó mô tả trải nghiệm tu tập. Tìm nguồn gốc của ý niệm là điểm then chốt. Nhiều học trò sau khi bắt đầu với con đường này sẽ không vượt qua giai đoạn này trong quá trình tập thiền vì họ thiếu cảm giác khẩn cấp đối với trải nghiệm và hiểu biết trực tiếp về Đức Cha [1].
[1] Đức Cha (tiếng Anh: God) – trường phái Gnosis dùng từ này để chỉ bản thể, là bậc thầy nội tâm cá nhân của chúng ta.
Chúng ta phải biến cuộc sống hằng ngày thành thiền. Thiền không chỉ là hành động làm tâm trí bình an khi chúng ta ở nhà hay ở trong thánh đường. Nó cũng có thể bao gồm dòng chảy của cuộc sống hằng ngày để cho cuộc sống trở thành thiền liên tục.
– Samael Aun Weor; Chinh Phục Tâm Trí
Vì thế cho nên chúng ta luôn luôn phải nỗ lực để nhớ đến Bản thể.
Đoạn này đề cập đến hành động cầu nguyện thậm chí ở trong nhà vệ sinh. Nó nhấn mạnh rằng chúng ta không bao giờ được để cho tâm trí đi lang thang.
Một đoạn trong phẩm “Tịnh Hạnh” của Kinh Hoa Nghiêm (tiếng Phạn: Avatamsaka Sutra) nói:
Trong lúc đại tiểu tiện,
nên cầu nguyện chúng-sinh,
dẹp trừ những điều tội,
Từ bỏ tham sân si.
Sau đó khi rửa tay,
nên cầu nguyện chúng-sinh,
Quay về Con đường Bất Nhị,
Rời bỏ pháp thế gian.
Khi xối nước trên tay,
nên cầu nguyện chúng-sinh,
kiên nhẫn tẩy sạch tâm,
Thoát ra mọi phiền não.
Bức tranh thứ 4 – Bắt con Trâu
[tiêu đề tiếng Việt truyền thống: Được Trâu]

Dùng hết thần công bắt được y
Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì
Có khi vừa hướng cao nguyên tiến
Lại xuống khói mây mãi nằm ì
Bức tranh này tượng trưng cho giai đoạn khi học trò đã thực sự bắt đầu chiến đấu với tâm trí, là con Trâu. Học trò đã đến giai đoạn quyết tâm và đang tập thiền và rèn luyện sức tập trung hàng ngày. Trong ảnh chúng ta thấy anh ta đang cầm cái dây buộc con trâu. Anh ta đang cố gắng điều phục tâm trí. Mặc dù chúng ta không thấy rằng mình đang tiến triển trong việc làm cho tâm bình yên nhưng bằng cách tập hàng ngày, nếu chúng ta có thể ngồi thiền hàng ngày và rèn luyện duy trì ý niệm ở một đối tượng, liên tục phân chia ra nhận thức và suy nghĩ thì chúng ta đang tiến triển, mặc dù có lẽ việc đó rất khó cho chúng ta. Trong Thiền tông có một câu: “khi nào bạn có thể ngồi [thiền] ở Địa ngục như bạn ngồi ở Thiên đàng thì bạn đã bắt đầu thực sự hiểu Thiền tông.”
Hiển nhiên rằng chúng ta cần phải trở nên càng ngày càng độc lập với tâm trí. Chắc chắn rằng tâm trí chúng ta là một phòng giam, một nhà tù trong đó tất cả chúng ta là tù nhân. Chúng ta phải trốn tránh nhà tù đó nếu thực sự muốn biết tự do là gì. Đó là tự do không phụ thuộc vào thời gian, tự do không phụ thuộc vào tâm trí. Trước hết chúng ta nên coi tâm trí như một thứ không thuộc về Bản thể. Không may thay, mọi người đồng nhất bản thân với tâm trí và nói rằng, “tôi đang suy nghĩ” và họ cảm thấy bản thân chính là tâm trí.
Có những trường phái đang hiến mình cho việc tăng cường tâm trí. Họ có những khóa học qua bưu điện. Họ dạy cách phát triển sức mạnh tâm trí, v.v. nhưng tất cả việc đó là vớ vẩn. Chúng ta không cần phải tăng cường sức mạnh cho song sắt trong nhà tù của mình. Chúng ta cần tiêu diệt song sắt đó để biết sự tự do đích thực. Như tôi đã nói rồi, sự tự do đó không phụ thuộc vào thời gian.
Khi còn ở trong nhà tù của trí khôn, chúng ta sẽ không thể trải nghiệm tự do đích thực.
Tâm trí là một nhà tù đau khổ. Chưa bao giờ có ai hài lòng với tâm trí. Cho đến bây giờ, người đầu tiên cảm thấy thỏa lòng với tâm trí chưa xuất hiện. Tâm trí làm tất cả chúng sinh khổ. Những giờ phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời chúng ta luôn luôn xảy ra khi tâm trí đi vắng mặt. [Trải nghiệm đó] chỉ tồn tại trong một chốc lát nhưng cả đời chúng ta sẽ không thể quên. Trong những lúc đó chúng ta biết hạnh phúc là gì nhưng chỉ trong một khoảnh khắc. Tâm trí không biết hạnh phúc là gì vì nó là một nhà tù.
Nếu muốn được giải phóng thì chúng ta phải học cách chinh phục tâm trí, nhưng không phải tâm trí của người khác mà là tâm trí của chính mình.
Chúng ta cần phải học cách coi tâm trí như một thứ chúng ta phải chinh phục hay thuần hóa. Chúng ta không thể bỏ qua việc này. Hãy nhớ đến Bậc thầy Thiêng liêng Giê-su khi cưỡi con lừa đi vào thành phố Jerusalem ở ngày Chủ nhật Lễ Lá. Con lừa đó là tâm trí chúng ta cần chinh phục. Chúng ta phải cưỡi con lừa, chứ con lừa không nên cưỡi chúng ta. Không may thay, con người là nạn nhân của tâm trí vì họ không biết cưỡi lừa. Tâm trí là con lừa rất vụng về. Chúng phải kiềm chế nó nếu thực sự muốn cưỡi nó.
– Samael Aun Weor, Chinh Phục Tâm Trí
Bức tranh này ngụ ý rằng học trò đã bắt đầu tập thiền đều đặn hơn vì anh ta đã chợt thấy bản chất đích thực của mình thông qua sự tĩnh lặng của tâm trí. Tuy nhiên, sự tĩnh lặng đó vẫn chưa đến trạng thái nhập định (tiếng Phạn: Samadhi). Nếu muốn tiến triển ở giai đoạn này thì anh ta phải cố gắng bắt con Trâu, kiềm chế tâm trí. Việc bắt con Trâu xảy ra khi chúng ta tiếp tục tu luyện kiên nhẫn và đều đặn hàng ngày để ổn định trạng thái định. Ở giai đoạn này chúng ta trở nên rất quyết tâm cho việc ổn định tâm trí để biến nó thành công cụ của Bản thể. Chúng ta nỗ lực để tìm động lực nội tâm bằng cách phát triển niềm tin rằng việc nhớ bản thân cả ngày hay còn gọi là chết từng giờ phút [sẽ có hiệu quả]. Ổn định tâm trí tức là tu luyện Định. Định theo nghĩa đen là tập trung hay là thu thập. Từ này chỉ các giai đoạn thu thập ý niệm. Trong đạo Phật, định được nghiên cứu và định nghĩa bởi những tính chất cụ thể của tâm thức. Các tính chất này được định nghĩa ở các kinh tiếng Nam Phạn (Pali) mà chỉ đưa ra riêng những giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. [Ở các kinh Nam Phạn đó, những khía cạnh tâm thức này được định nghĩa] theo kiểu khác so với cách định nghĩa trong giáo pháp của Đại thừa và Kim Cương Thừa. Trong suốt các kinh của Tam Tạng, Định được định nghĩa bởi tám tính chất cụ thể và khách quan của tâm thức. Tính chất đầu tiên của sự tập trung sâu được gọi là Piti[2] hay là hỷ lạc (tiếng Anh: ecstasy).
[2] Pìti: Hỉ; nổi mừng, sự bằng lòng, sự thỏa ý, sự ngất ngây, do từ một cảm thọ sướng (lạc thọ) khởi lên khi ta làm xong việc gì được thành công. (Từ điển Nam Phạn ở Thư viện Hoa Sen)
Bức Tranh thứ 5 – Con Trâu Đã Được Thuần Hóa
[tiêu đề tiếng Việt truyền thống: Chăn Trâu]

Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân
Ngại y chạy sổng vào bụi trần
Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần
Ở giai đoạn tu tập này chúng ta vào trạng thái Đức Phật gọi là định hay còn gọi là Jhana hay là Samadhi. Đó là một loại trạng thái tĩnh lặng và im lặng của tâm trí rất cụ thể; tập trung sâu và thả lỏng cùng một lúc. Khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm những mức độ khác nhau của sự đầu hàng tâm trí cho sự im lặng, [khi chúng ta bắt đầu] quan sát những tính chất tinh vi của sự im lặng và của tâm thức thì chúng ta hiểu câu viết này của thầy Samael Aun Weor trong sách Fundamentals of Gnostic Education:
Khi chúng ta thực sự biết lắng nghe một cách sâu sắc và ý thức thì ở trong chúng ta sẽ xuất hiện một sức mạnh kỳ diệu, một sự thấu hiểu tự nhiên, đơn giản, dữ dội được giải phóng ra khỏi các quá trình máy móc, ra khỏi sự ca tụng và ký ức.
Trong sự hiểu biết sâu sắc, khi sự hiểu biết đi vào sâu thẳm thì chỉ có áp lực nội tâm của tâm thức; áp lực liên tục từ các loại tinh chất ở trong chúng ta. Thế thôi. Sự hiểu biết đích thực hiện diện trong hành động tự phát, tự nhiên, đơn giản, không có các quá trình buồn chán của việc chọn lựa. [Đó là hành động] tinh khiết, không có bất kỳ loại thái độ lưỡng lự. Hiểu biết được biến đổi một cách bí mật thành hành động là dữ dội, kỳ diệu, nuôi dưỡng đức tính và về cơ bản là làm chúng đáng trang trọng hơn.
– Samael Aun Weor; Fundamentals of Gnostic Education
Những khoảnh khắc vui vẻ nhất trong đời chúng ta luôn luôn là những lúc tâm trí chúng ta đi vắng mặt. [Những khoảnh khắc đó] chỉ tồn tại trong một chốc lát. Đó là sự thật. Tuy nhiên, cả đời chúng ta sẽ không thể quên. Trong những lúc đó chúng ta biết hạnh phúc đích thực là gì, dù chỉ trong một giây. Tâm trí không biết hạnh phúc là gì vì nó là một nhà tù!…
– Samael Aun Weor; Dominion of the Mind
Ở giai đoạn này học trò đang tập thiền hàng ngày và cảm thấy đầy cảm hứng đối với việc tu tập. Chị ta cảm nhận được sự tự do, là kết quả của sự tập trung và sự chú tâm liên tục. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chúng ta vẫn đang [cố tình] định hướng tâm trí và ý niệm và vẫn đang rèn luyện sự tập trung. Việc đó được tượng trưng bởi học trò kéo con Trâu. Mặc dù con Trâu thụ động hơn và dễ phục tùng hơn nhưng nó vẫn chưa được rèn luyện một cách toàn diện và chưa hoàn toàn nghe theo. Đôi khi nó vẫn chống lại chúng ta.
Nói cách khác thì sau khi đạt tới trạng thái hỷ lạc [tiếng Anh: ecstasy], hay còn gọi là định [tiếng bắc Phạn: Samadhi], chúng ta phải rèn luyện trạng thái đó cho đến khi nó được phát triển và hoàn toàn trưởng thành.
– Samael Aun Weor; Mystery of the Golden Blossom – Chương 29
Trạng thái Định [Samadhi] của chúng ta vẫn còn mong manh và chúng ta cần phải rất nghiêm túc với việc tập tự quan sát trong ngày. Việc này không có nghĩa là chúng ta phải ở trong tâm trạng nghiêm khắc nhưng chúng ta phải rất quyết tâm quan sát các tâm trạng thay thế cho việc đồng nhất bản thân mình với chúng. Chúng ta phải tìm một sự quyết tâm nội tâm và động lực để thả cho Bản thể tự do.
Đạo Đức Kinh 16
Phiên âm Hán Việt
Trí hư cực
thủ tĩnh đốc.
Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục.
Phù vật vân vân, các qui kỳ căn.
Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng.
Phục mạng viết thường.
Tri thường viết minh.
Bất tri thường, vọng tác, hung.
Tri thường dung.
Dung nãi công.
Công nãi vương.
Vương nãi thiên.
Thiên nãi Đạo.
Đạo nãi cửu.
Một[3] thân bất đãi.
[1] Một 沒: hết
Bản dịch Tiếng Việt
Đến chỗ cùng cực hư không,
Là giữ vững được trong cái “Tịnh”.
Vạn vật cùng đều sinh ra; Ta lại thấy nó trở về gốc.
Mọi vật trùng trùng, Đều trở về cội rễ của nó.
Trở về cội rễ, gọi là “Tịnh”. Ấy gọi là “phục mệnh”.
phục mệnh tức là trường cửu.
Biết «trường cửu» mới là sáng suốt.
Không biết trường cửu sẽ làm càn và gây hung họa.
Biết «trường cửu» thì bao dung
Bao dung thì công bình
Công bình thì bao khắp
Bao khắp là Trời.
Trời là Đạo.
Hợp Đạo rồi sẽ cửu trường:
thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.
Bản dịch tiếng Trung – Anh – Việt
Từ bỏ tất cả ra khỏi tâm,
Để tâm trí bình yên.
Vạn vật lên, xuống trong khi bản thể xem chúng trở về.
Mọi thứ phát triển và thịnh vượng, rồi trở về nguồn.
Về nguồn là sự tĩnh lặng, đó là con đường tự nhiên.
Con đường tự nhiên là thường hằng.
Biết sự thường hằng là khai ngộ.
Không biết sự thường hằng dẫn đến thảm họa.
Biết sự thường hằng, tâm trí được cởi mở.
Tâm trí được cởi mở; trái tim cũng như thế.
Trái tim được cởi mở, bạn sẽ hành động cao quý.
Là người cao quý, bạn sẽ đạt được [trạng thái] thần thánh.
Là người thần thánh, bạn sẽ được hợp nhất với Đạo.
Hợp nhất với Đạo chính là sự trường cửu.
thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.
Bức tranh thứ 6 – Cưỡi con Trâu về nhà
[Tiêu đề tiếng Việt truyền thống: CỡI Trâu Về Nhà]

Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà
Một nhịp một ca vô hạn ý
Tri âm nào phải động môi à
Bức tranh này tượng trưng cho giai đoạn tu tập khi chúng ta thường xuyên vào trạng thái cận định [tiếng Phạn: upacara-samādhi]. Chúng ta bắt đầu cảm thấy mình đồng nhất với Bản thể hơn là cái Tôi. Điều này được tượng trưng bởi con học trò cưỡi con Trâu, là tâm trí. Định An Chỉ [Tiếng Phạn: Jhana] hay là Samadhi là một trạng thái tĩnh lặng và im lặng rất cụ thể của tâm trí. [Bây giờ trạng thái Định An Chỉ đó] ổn định đến mức học trò có thể trải nghiệm Satori. Satori là cụm từ Phật Giáo Nhật bản chỉ sự khai ngộ, nghĩa đen là “sự hiểu biết“.
Trong trường phái Thiền Tông, Satori [tiếng Nhật] chỉ việc chợt thấy [chân lý] hay còn gọi là sự khai ngộ cá nhân. Nó được coi như là bước đầu tiên trên con đường tới Niết bàn [tiếng Bắc Phạn: Nirvana]. Trong Phật giáo nguyên thủy, nó được gọi là ngộ. Từ Satori dịch theo nghĩa đen là “sự hiểu biết”. Điều này quan trọng vì Ngộ không phải là công tắc điện chúng ta bật lên rồi không bao giờ tắt đi nữa. Không may thay, nhiều người đã đưa ra những định nghĩa cho từ ngộ dẫn đến sự nhầm lẫn.
Trên con đường điểm đạo đi tới sự khai ngộ của tâm thức có nhiều loại ngộ khác nhau, nhiều sự hiểu biết khác nhau chúng ta trải qua khi nhớ đến Bản thể. Trong Thiền Tông có câu chuyện về Ohashi là ví dụ cho biết rằng từ ngộ chỉ trực giác về tâm thức [và chỉ riêng về tâm thức]. Người phương tây hay bị nhầm tưởng rằng trong câu chuyện này Ohashi đã hoàn toàn giác ngộ. Gnosis tiết lộ ý nghĩa của câu chuyện:
Ohashi là một kỹ nữ hạng sang, từng là con gái của một chư hầu của tướng quân Shogun ở Nhật bản cổ xưa. Nàng bị bán làm kỹ nữ sau khi cha bị cách chức và rơi vào trạng thái vô cùng nghèo khổ. Ohashi quyến rũ, thông minh, giỏi văn chương và nghệ thuật. Vì thế cho nên nàng đã trở thành một kỹ nữ hạng sang nổi tiếng ở khu phố đèn đỏ của Kyoto.
Vì không chấp nhận được những điều không may đã xảy ra trong cuộc sống, Ohashi bị rơi vào trạng thái trầm cảm không thể chữa được và bắt đầu héo mòn.
Vào một ngày nọ, có một vị khách để ý đến trạng thái của nàng và hỏi vì sao nàng bị trầm cảm như thế. Ohashi kể về những thứ đã xảy ra. Khách bảo “[Nếu như thế thì] cô bị ốm là đương nhiên rồi. Trả một ngàn cây vàng nguyên chất cũng không chữa được bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có một cách để thoát ra khỏi nó, nhưng tôi chỉ sợ cô không tin.”
Ohashi bảo, “Nếu ngài nói sự thật thì tôi nghi ngờ làm sao được? Hãy chỉ cho tôi.” nàng khẩn nài.
Vị khách đó giải thích với Ohashi, “Trong toàn bộ cơ thể không có gì hành động độc lập với giác quan và khả năng nhận dạng [là thọ uẩn và tưởng uẩn (tiếng Nam Phạn: vedanā và saññā)]. Giác quan và khả năng nhận dạng có vật chủ. Bất kỳ việc gì cô làm, kể cả khi nào đang vội, hãy tìm vật chủ nội tâm. Vật chủ đang nhìn thấy gì, đang nghe thấy gì? Nếu cô luyện tập nhìn vào tâm như thế này một cách nghiêm túc thì Phật tính vốn có của cô sẽ xuất hiện đột ngột. Khi đạt được trạng thái này, cô sẽ thấy rằng đó là lối tắt để thoát khỏi cõi đau khổ này.”
Ohashi ghi nhận những lời nói này vào trái tim và bắt đầu tập bài quan sát nội tâm một cách bí mật. Cuối cùng, nàng đã đạt đến trạng thái mà sự tập trung nội tâm của nàng được duy trì liên tục, không gián đoạn.
Sau đó có một đêm bão tố dữ dội đến nỗi tia sét ở hơn hai mươi nơi khác nhau. Luôn sợ sấm sét và tia chớp, Ohashi trốn ở dưới cái chăn và ôm cô gái giúp việc. Lúc đó Ohashi chợt nhớ bài tập Thiền tông, từ bỏ nỗi sợ và ngồi thẳng lên. Lúc đó tia sét đánh vào sân nhà, mạnh đến nỗi Ohashi bị ngã ngửa và hụt hơi. Khi khôi phục lại hơi thở, Ohashi thấy rằng sự nhận biết của mình đã khác lạ và có một cảm giác vui sướng không thể tả được. Sau đó Ohashi được giải phóng khỏi nhà thổ khi một người đàn ông trả nợ hộ và lấy nàng làm vợ. Ohashi đi tìm bậc thầy thiền tông Hakuin và dành hết phần đời còn lại cho việc tìm hiểu sâu hơn về con đường.
(trích sách Zen Flesh, Zen Bones)
Trong truyền thống Thiền Tông, đó là một ví dụ trong rất nhiều câu chuyện về trải nghiệm khi tập Nhớ Bản Thể sâu sắc, dẫn đến sự khai ngộ. Có lẽ trong tiếng Anh chúng ta nên dùng từ “insightful” (thông sáng) để chỉ những trải nghiệm tương tự. Tuy nhiên, chúng ta vẫn gọi đó là “Ngộ” (tiếng Anh: enlightening) vì nó mang sự thông sáng, ánh sáng về cho tâm thức của chúng ta. Trải nghiệm của Ohashi đó chỉ là [điều xảy ra khi chúng ta] thực sự nhớ bản thể liên tục, dẫn đến sự tĩnh lặng hay là im lặng của tâm trí. Đó là một loại trải nghiệm “ngộ” vì khi tâm được giải phóng khỏi suy nghĩ, kể cả chỉ trong mười phút, Phật tính vẫn cảm thấy vô cùng tự do. Giống như trong thời gian đó Phật tính có cơ hội để thở, để phát triển và tăng cường sức mạnh. Cái đó được gọi là ngộ vì chúng ta cảm nhận được bản chất đích thực và nhận ra sự tự do trong trải nghiệm đó. Từ lúc đó chúng ta có động lực để trở về với sự tự do đó. Những giờ phút tỉnh thức trong chốc lát đủ để thỏa mãn nhiều học trò và có thể làm người ta cảm thấy như cái gì đó đang xảy ra.
Tuy nhiên, khi nào gặp một vị thầy đích thực, một người có khả năng thử sự chứng ngộ của chúng ta, thì những lúc nhớ đến bản thể đó vẫn chưa đủ. Chỉ một vài trải nghiệm thiền tốt không đủ để đem lại cho chúng ta sự hiểu biết của sự giác ngộ đích thực, tức là sự hướng dẫn của Đức Cha nội tâm. Có một câu chuyện khác cho biết rằng sự kiêu ngạo huyền học có thể làm chúng ta không thấy rằng chúng ta chưa thực sự giác ngộ và có lẽ chỉ đang ở giai đoạn đầu trên con đường tu hành.
Lúc mười sáu tuổi ông sư thiền tông Gasan đi du hành. Sau khi nhập vào thiền viện ông rèn luyện mãnh liệt trong vòng chín mươi ngày và đạt tới một mức độ hiểu biết nhất định. Sau đó ông đi tìm thầy ở khắp nơi và học với hơn ba mươi bậc thầy thiền tông. Không ai có thể giúp cho Gasan cho nên ông trở về với vị thầy đầu tiên, tên là Gessen.
Gessen đã [chính thức] công nhận sự thành tựu của Gasan và đề nghị không đi lang thang nữa. Lúc đó Gasan cũng tin rằng mình đã thành tựu trong Thiền tông.
Đôi khi Gasan đi qua trường của thầy Hakuin nhưng ông không thèm gặp vị thầy nổi tiếng đó.
Tuy nhiên, vào một ngày nọ, ông nghĩ, “Dù đã đi khắp nơi và gặp rất nhiều vị thầy nhưng không ai có gì mới để chỉ cho mình. Chỉ còn các phương pháp của Hakuin là mình vẫn chưa biết.”
Khi nghĩ như thế này Gasan bắt đầu muốn gặp thầy Hakuin. Khi nói với thầy Gessen về ý định này, Gessen bảo “Tại sao con cần phải gặp Hakuin?” Gasan nghĩ lại. Vì thấy Gessen nói có lý cho nên Gasan đã ở lại.
Sau một năm nữa ở thiền viện, Gasan nghe nói rằng Hakuin được mời về kinh đô Edo để giảng về Bích Nham Lục. Ông nghĩ, “Khi vẫn chưa gặp ông thầy già đó thì mình chưa thực sự là một vị thầy vĩ đại”.
Lần này, mặc dù thầy Gessen lại cố gắng thuyết phục Gasan không đi nhưng ông đã quyết tâm rồi. Ông đi thẳng về Edo để gặp Hakuin, vị thầy vĩ đại. Gasan xin được gặp thầy Hakuin và sau khi đã trình bày hiểu biết của mình cho thầy nghe, Hakuin hết lên, “Từ kẻ bịp bợm nào đến mà ông đến đây để làm ô uế tôi với cái miệng hôi thối như thế này?” và Hakuin đuổi Gasan ra khỏi phòng ngay.
Tuy nhiên, Gasan không chịu thua. Sau khi bị đuổi ra ngoài ba lần, Gasan vẫn cứ tin rằng mình là bậc giác ngộ và Hakuin chỉ làm thế để thử thách mình. Một hôm khi chương trình giảng dạy chuẩn bị kết thúc Gasan nghĩ lại, “Hakuin thực sự là bậc thầy vĩ đại nhất của đất nước này. Vì sao thầy đuổi người ra ngoài nếu không có lý do? Chắc thầy nói có lý.”
Bấy giờ Gasan đi xin lỗi Hakuin vì đã nói mất lịch sự lần trước và xin thầy chỉ dạy. Hakuin bảo, “Con chưa trưởng thành. Con đã mặc áo choàng và nghe pháp của thiền tông cả đời nhưng mặc dù con có thể phát biểu rất hay nhưng cái đó sẽ không có ích lợi gì khi con đến bên bờ giữa sự sống và cái chết. Nếu con muốn được thỏa mãn một cách mãnh liệt trong cuộc sống hàng ngày thì con phải lắng nghe tiếng vỗ của một bàn tay.
(Đó là một koan [các thầy thiền tông] hay giao cho người mới tập. Điều này ngụ ý rằng Gasan vẫn chưa tới giai đoạn đầu trong quá trình tìm hiểu bản chất Phật tính.)
Nhiều năm sau, Gasan bảo các đệ tử, “Thầy đã dành gần hai mươi năm để đi du hành khắp nơi, học tập với hơn ba mươi thầy. Thầy khôn đến mức độ không có thầy nào chỉ dạy được gì cho thầy. Khi cuối cùng thầy gặp được ông thầy già Hakuin và bị đuổi ra ngoài ba lần, khi thấy các phương pháp quen thuộc của mình là vô ích trong hoàn cảnh đó thì lúc đó thầy mới thực sự trở thành môn đệ nghiêm túc.
Lúc đó chỉ có mỗi Hakuin có thể đánh thầy. Thầy không coi trọng phẩm tính cao quý hay sự nổi tiếng của Hakuin. Thầy không coi trọng sự siêu việt trong nhận thức của ông hay là hiểu biết sâu sắc về các công án phức tạp của người xưa. Thầy không coi trọng sự giải thích trôi chảy hay sự phân tích mạnh dạn. Thầy không coi trọng số lượng đệ tử. Thầy chỉ coi trọng thầy Hakuin vì trong khi tất cả các bậc thầy Thiền tông khác của đất nước này không làm được gì để giúp thầy, nhưng thầy Hakuin với các phương pháp khắc nghiệt đã dẫn thầy đi vào ngõ cụt, và cuối cùng cho phép thầy hoàn tất Công trình Vĩ đại.
Hiển nhiên rằng công việc này không dễ dàng chút nào. Thầy chỉ theo Hakuin được bốn năm. Sau đó ông quá già để hướng dẫn trực tiếp cho các học trò. Vì thế cho nên thầy đã nhờ thầy Torei và đã học những giáo pháp cao nhất từ đó. Nếu không có thầy Torei thì thầy sẽ không thể tìm ra những chi tiết cuối cùng.
Giống như Đức Phật dạy rằng Chân lý [được hiểu] một cách tương đối, tùy khả năng của tâm thức, cũng có những cấp độ của chân lý chúng ta chỉ có thể lĩnh hội khi đạt được mức độ tâm thức cao hơn.
Các trạng thái Satori và định không thể làm tan rã cái Tôi, mặc dù trong các trải nghiệm Ngộ đó cái Tôi có thể tạm thời bị đàn áp. Hai trạng thái đó là cần thiết để không bị cái Tôi can thiệp vào trong lúc chúng ta đang làm tan rã nó. Chúng ta có thể định nghĩa Satori hay còn gọi là Ngộ như sau: đó là một trải nghiệm thay đổi nền tảng của con đường [tu hành] cá nhân của một người, thay đổi cách họ nhìn nhận bản thân và con đường. Việc này xảy ra vì người ta có trải nghiệm trực tiếp với Bản thể (Đức Chúa, Allah, v.v.) ở cõi căn nguyên hay ở Tính không [tiếng Phạn: Sunyata]. Đó là trải nghiệm tuyệt đẹp, thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta trải nghiệm bản thân. Những giờ phút đó thực sự đánh dấu con đường tới Bản thể. Trong những lúc trải nghiệm như thế và một thời gian sau nữa các hoạt động của cái Tôi bị đàn áp. Sự đàn áp này có thể được kéo dài trong vài tiếng hoặc vài ngày và tính cách trở nên thụ động hơn. Điều này có thể làm người tập thiền tin nhầm rằng họ đã tan rã cái tôi trong khi sự thật là các cái Tôi hay còn gọi là các cấu trúc tâm lý chỉ tạm thời chìm sâu hơn vào tiềm thức. Satori được dịch là “chợt thấy tâm thức” hay là “hiểu biết cá nhân”. Satori là cụm từ của Thiền Tông [Nhật bản]. Niết bàn dịch theo nghĩa đen là “dập tắt ngọn lửa”. “Ngọn lửa” ở đây chỉ tham vọng. Vì thế cho nên Niết bàn tức là rèn luyện một trạng thái nội tâm, là trạng thái được giải phóng khỏi cái Tôi tham vọng.
Bức tranh thứ 7 – Về Tới Nhà
[Tiêu đề truyền thống tiếng Việt: Quên Trâu Còn Người]

Cưỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng
Bậc thầy Đạo gia Trang Tử (chữ Hán: 莊子) bảo:
Hãy hợp nhất ý chí! Lắng nghe bằng tâm trí, chứ đừng nghe bằng tai.
Không. Đừng nghe bằng tâm trí. Hãy lắng nghe bằng tâm linh.
Thính giác kết thúc với tai, tâm trí kết thúc với khả năng nhận dạng nhưng tâm linh (tâm thức)
chờ đợi mọi thứ. Con đường chỉ được hợp nhất trong tính không. Tính không tức là tâm trí kiêng ăn.
Khi đệ tử Yen Hui nghe Trang tử nói thế, ông bảo “Trước khi nghe điều này, con tin chắc rằng con là Hui nhưng bây giờ không còn Hui nữa. Gọi đó là tính không được không?”
Trang tử bảo, “Chỉ thế thôi.”
Bạn đã bao giờ quan sát bản thể đến nỗi nhớ bản thể và biết cách trạng thái quan sát bản thể có thể vô hiệu hóa và tan rã cảm giác của cái tôi?
Chúng ta nên tránh mâu thuẫn giữa sự chú tâm và sự xao lãng. Có mâu thuẫn giữa sự xao lãng và sự chú tâm khi chúng ta chiến đấu với những thứ đang tấn công tâm trí. Cái Tôi là máy chiếu của các yếu tố tấn công tâm trí đó. Chỗ nào có xung đột thì không có sự tĩnh lặng và sự im lặng. Chúng ta phải vô hiệu hóa máy chiếu đó bằng cách quan sát bản thể và bằng sự thấu hiểu. Hãy xem xét từng hình ảnh, từng ký ức, từng suy nghĩ xuất hiện trong tâm.
– Samael Aun Weor – Revolution of the Dialectic, Chương 3
Bức tranh này tượng trưng cho giai đoạn khi chúng ta đạt trạng thái ổn định tâm trí. Học trò đã đạt tới Samatha (sự tĩnh lặng và tập trung). Người ta đã thành tựu trong việc nhập định (“định” chỉ là các thứ bậc tĩnh lặng trong tâm). Ở giai đoạn này học trò có thể trải nghiệm Bản thể và Đức Mẹ dễ dàng hơn, để theo ý chí của Đức Cha. Hãy nhớ rằng chúng ta có thể trải nghiệm Bản thể như “cái đang là”. Một vị thầy Gnosis tôi biết ngày xưa đã nói với tôi về cách thầy sử dụng thiền và định. Thầy bảo “Đôi khi mình không muốn thiền để tìm hiểu cái Tôi, đôi khi mình chỉ muốn về nhà.” Lúc đó, vì chưa có nhiều kinh nghiệm với định, tôi hỏi “Cái đó nghĩa là gì?” Thầy bảo “Khi nào chúng ta chỉ ở lại trong sự tĩnh lặng của tâm trí, trong sự bình an của Bản thể, đó chính là nhà của mình.” Lúc đó tôi chợt hiểu ý nghĩa của câu nói của Đức Phật: “Nếu con không thể ngồi tại chỗ ngay bây giờ và tìm sự bình an trong tâm thì con sẽ không thể tìm nó ở đâu cả.” Chỗ nào có Bản thể, đó chính là nhà của mình.
Bây giờ, giả sử chúng ta có thể nhập vào tất cả các loại trạng thái định một cách dễ dàng, và giả sử chúng ta nhập định hàng ngày trong một năm thì sao? Chúng ta có phải là bậc giác ngộ không? Có lẽ chúng ta sẽ nói, “hình như mình đã giác ngộ rồi.” Giả sử chúng ta trải nghiệm hạnh phúc của Bản thể và sự bình an của định. Liệu chúng ta có phải là bậc giác ngộ? Không, nhưng đó là một giai đoạn trong quá trình. Ở thời của Đức Phật, sự khác biệt [so với các tu sĩ khác là] ngài đã nhận ra rằng mình vẫn còn thiếu gì đó. Trước đó đã có rất nhiều bậc Yogi đạt tới định nhưng không có ai biết cách sử dụng định để tìm hiểu về nghiệp và được giải thoát khỏi đó. Nhiều Yogi hiểu Samatha (là sự tĩnh lặng) nhưng Đức Phật là người đầu tiên khám phá ra Vipassana (nhìn thấy rõ ràng hay là hiểu thấu bên trong), đó là cách sử dụng định để tìm hiểu về nghiệp quả (các cái tôi) và những hiện tượng khác.
Định có phải là giác ngộ không? Không. Định chỉ là điểm khởi đầu, như thể chúng ta đang mặc quần áo chuẩn bị đi theo con đường. Định là quần áo chúng ta phải mặc trước khi có thể đi trên con đường.
Giác ngộ[4] là gì? Giác ngộ tức là chúng ta nhìn toàn thể mọi thứ thông qua ống kính của tâm thức. Giác ngộ có nghĩa là tâm thức đang quản lý năm giác quan thay thế cho suy nghĩ và tham vọng. Giác ngộ tức là không có yếu tố chủ quan nào ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận thế giới. Bây giờ có rất nhiều yếu tố nội tâm đang ảnh hưởng sự cảm nhận của chúng ta. Các yếu tố chủ quan mà đang ảnh hưởng sự cảm nhận của chúng ta nằm ở trong tâm trí. Chúng ta gọi chúng nó là các cái Tôi. Có rất nhiều yếu tố chủ quan đang ảnh hưởng sự cảm nhận của chúng ta. Ví dụ như sự kiêu ngạo, ghen tị, tức giận, tham lam, dục vọng, v.v.
[4] Chúng ta phải phân biệt giữa ngộ và giác ngộ. Trong bối cảnh của đạo Bà La Môn, hai khái niệm này được gọi là “tiểu ngộ” và “đại ngộ”. Ngộ là một trải nghiệm quan trọng, cần thiết trên con đường tu hành, và chúng ta có thể ngộ rất nhiều lần. Từ “giác ngộ” chỉ một sự thay đổi toàn thể, triệt để hơn, cao hơn nhiều so với “ngộ”.