Vô Môn Quan – Tắc 19

Tâm Bình Thường là Đạo

Cử:

Triệu Châu hỏi Nam Tuyền:
-Thế nào là Đạo?
-Tâm bình thường là Đạo.
-Có phương pháp nào để cầu được?
-Nếu có niệm đầu cầu được là đã sai rồi.
-Nếu phong kín tất cả tâm niệm thì làm sao biết Đạo?
-Đạo không thuộc biết hay không biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu đạt đạo thì thấy như thái hư trống rỗng há có thể nói được thị phi sao?
Châu ngay lời đó đại ngộ.

Triệu Châu – ảnh minh hoạ từ Fozu zhengzong daoying《佛祖正宗道影》1880

Bình:

Nam Tuyền bị Triệu Châu hỏi thực như ngói bể, băng tan biện biệt không được. Triệu Châu dù có ngộ thật đi nữa cũng phải tham 30 năm nữa thì mới được.

Tụng:

春有百花秋有月

Xuân hữu bách hoa Thu hữu nguyệt

夏有涼風冬有雪

Hạ hữu lương phong Đông hữu tuyết

若無閑事掛心頭

Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu

便是人間好時節

Tiện thị nhân gian hảo thời tiết.


Xuân có trăm hoa, Thu có nguyệt

Hạ có gió mát, Đông tuyết rơi

Nếu không chuyện gì làm bận óc

Thì chính nhân gian buổi đẹp trời.

Nam Tuyền – ảnh minh hoạ Shōkei (thế kỳ 15-16)

Chú Thích:

-Giải thích bài kệ:
Câu 1 và 2 : mỗi mùa đều có thú riêng.
Câu 3 và 4 : nếu không có gì làm bận óc thì đó là tâm bình thường, là cảnh giới của Đạo.
-Tâm bình thường chính là vô tâm. Tâm bình thường không liên quan gì đến sinh hoạt ý thức, nó thuần phác. Tâm bình thường chính là trọng tâm của Thiền. Nhưng Nam Tuyền không cho chúng ta biết làm thế nào để đạt Đạo. Ông chỉ cho biết khi ngộ đạo rồi thì như thái không vô ngại. Chúng ta đều có Phật tánh đầy khắp hư không pháp giới chỉ vì nhất thời bị mê hoặc điên đảo làm trở ngại Phật tánh hiển lộ. Nếu y pháp tu học được vô tâm thì sẽ chứng nhập cảnh giới hư không.

(Tiêu Vũ Đồng)

-Mục đích của Thiền là được tâm bình thường. mặc áo, ăn cơm, đại tiện, tiểu tiện, ngủ nghê đều là những sinh hoạt cơ bản của chúng sanh, cứ tùy duyên mà làm, đừng cưỡng cầu thì được tâm bình thường, khế hợp với Đạo.

(Bồ Đề Học Xã)

-Đây không phải là một công án thực sự. Nó giải thích một ý kiến trung tâm của Triết Đông, đặc biệt là Thiền. Thiền là tìm ra con đường và đi trên đường đó. Điều khó khăn là con đường phải tìm, cái cách để tìm đường không phải là chân đạo. Con đường mà Nam Tuyền giải thích không thuộc về các học giả đã biết nó, không thuộc kẻ vô tri sống nhưng không biết nó. Tìm kiếm một cách tương đối không bao giờ được. Đạo là tuyệt đối, vượt lên thế giới tương đối, so sánh và giải thích. Nó chính là cuộc đời. Đạo là phổ biến khi một người sống đạo, thì nó là độc nhất đối với ông ta.

(Kubose)


Vô Môn Quan – Các bản PDF

Trần Trúc Lâm Dịch:

Dương Đình Hỷ dịch:

Nguyễn Nam Trân dịch (chỉ có 10 tắc đầu):


Leave a Reply