Sự Chuyển di và Sự Chuyển di ngược

Tiếng Anh: Transferrence and Counter-transferrence
Nội dung này được chép từ trangtamly.blog, bởi Như Trang

Sự Chuyển di

ảnh minh hoạ từ freevector.com

Trong thuyết phân tâm, chuyển di xuất hiện khi một khách hàng “soi chiếu” những cảm xúc về một ai đó, đặc biệt là một người họ gặp trong thời thơ ấu, lên người trị liệu của mình.

Một ví dụ cổ điển về sự chuyển di trong mối quan hệ điều trị là chuyển di dục cảm, tức khách hàng phải lòng chính người điều trị của mình. Tuy nhiên, một người cũng có thể chuyển di các cảm xúc như thịnh nộ, giận dữ, ngờ vực hoặc phụ thuộc lên đối phương.

Mặc dù chuyển di là một thuật ngữ được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần nhưng nó cũng xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Đó là khi não bộ con người cố nắm bắt một trải nghiệm hiện có bằng cách kiểm tra mọi ký ức từ hiện tại đến quá khứ. Điều này gây tác động tiêu cực, bạn sẽ bị hạn chế sự thu nạp thông tin mới.

Chuyển di đôi lúc có thể là một trở ngại trong điều trị, vì khách hàng có thể cảm thấy bị thôi thúc phải chấm dứt mối quan hệ này, hoặc họ có thể trở nên ủ rũ và thoái thác trong suốt các phiên làm việc, gây cản trở điều trị.

Tuy nhiên, việc vượt qua những cảm giác chuyển di này là một phần quan trọng trong phương pháp tâm động học. Bản chất của hiện tượng chuyển di có thể đưa đến những gợi ý quan trọng về các vấn đề của khách hàng và vượt qua tình huống này có thể giúp giải quyết các mâu thuẫn gốc rễ trong tâm lý của họ.

Chuyển di Tích cực (Positive Transference)

Chuyển di có thể là một việc tốt. Bạn sẽ trải nghiệm chuyển di tích cực khi bạn áp cái mình thích trong những mối quan hệ trong quá khứ lên mối quan hệ hiện tại giữa mình và trị liệu viên. Điều này có thể đưa đến kết quả tích cực vì bạn thấy trị liệu viên là người khôn khéo, biết quan tâm và chăm sóc bạn.

Chuyển di Tiêu cực (Negative Transference)

Chuyển di tiêu cực nghe thì có vẻ tệ nhưng thực sự nó vẫn có thể thúc đẩy các trải nghiệm của bạn trong quá trình điều trị. Một khi đã nhận ra điều đó, trị liệu viên có thể sử dụng nó làm chủ đề trò chuyện và quan sát phản ứng của khách hàng. Dạng chuyển di này cực kỳ hữu ích nếu trị liệu viên giúp khách hàng vượt qua được một phản ứng cảm xúc mất cân bằng nào đó, đưa chúng về trạng thái thực như nó vốn có trong phiên trao đổi.

Chuyển di Dục cảm (Sexual Transference)

Bạn đang bị thu hút bởi trị liệu viên của mình? Có thể bạn đang trải qua tình trạng chuyển di tính dục nếu bạn thấy người trị liệu của mình:

  • Lãng mạn và tình cảm.
  • Thân mật và gợi tình.
  • Khiến bạn tôn thờ hoặc sùng bái.

Sự Chuyển di ngược (Countertransference)

Trị liệu viên luôn phải ý thức một khả năng là chính những xung đột nội tâm trong họ có thể bị chuyển sang cho khách hàng. Quá trình này, gọi là chuyển di ngược, có thể làm rối mờ đi mối quan hệ trị liệu.

Một vài nghiên cứu chỉ rằng 76% nữ trị liệu viên và 95% nam trị liệu viên thừa nhận mình có cảm giác thu hút về mặt tình dục với khách hàng ít nhất một lần.

Mặc cho những tác động tiêu cực của chuyển di ngược, một số nhà tâm lý trị liệu vẫn tìm cách tận dụng nó cho quá trình trị liệu.

Sự Chuyển di ngược ở bối cảnh Gnosis

Khi nói về sự chuyển di ngược trong bối cảnh của Gnosis thì chúng ta vừa là trị liệu viên, vừa là khách hàng cùng một lúc. Chúng ta đang trị liệu tâm lý cho bản thân. Sự chuyển di ngược xảy ra khi chúng ta ảo tưởng về bản thân. Ví dụ: nếu chúng ta sợ bị đánh giá thì chúng ta có thể chuyển di cảm giác đó lên cái Tôi. Vì sự chuyển di ngược đó thì trong lúc quan sát bản thân chúng ta sẽ phóng đại những lỗi nhỏ và phớt lờ một sai lầm nghiêm trọng hơn… đó chính là cảm giác sợ bị đánh giá.

Việc phân tích tâm lý nội tâm là cần thiết. Khi một người yêu cầu sự phân tích tâm lý nội tâm để biết về những khiếm khuyết tâm lý thì sẽ có một cản trở lớn xuất hiện; thầy muốn nhấn mạnh đến lực chuyển di ngược.

Người ta có thể tìm hiểu bản thân, người ta có thể hướng vào bên trong mình, nhưng khi người ta cố gắng làm điều này thì người ta sẽ gặp phải khó khăn từ chuyển di ngược. Giải pháp là ta phải hướng sự chú ý của chúng ta vào bên trong mình với mục đích khám phá bản thân, để biết về bản thân và loại bỏ những giá trị tiêu cực gây hại cho chúng ta về mặt tâm lý trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị và cả trong khía cạnh tinh thần.

Thầy muốn nhắc lại là khi một người cố gắng hướng vào bên trong để khám phá bản thân và để hiểu thêm về chính mình thì thật không may là chuyển di ngược lập tức nảy sinh. Chuyển di ngược là một phản lực làm cho việc hướng vào bên trong trở nên khó khăn. Nếu chuyển di ngược không tồn tại thì việc hướng nội sẽ trở nên dễ dàng hơn. […]

Khi người ta thỉnh cầu việc phân tích cấu trúc [structural analysis], người ta biết được rằng những cấu trúc tâm lý đó làm cho việc xem xét bản thể sâu thẳm bên trong trở nên khó khăn và bất khả thi; khi chúng ta biết về những cấu trúc này, khi chúng ta thấu hiểu chúng, thì sau đó chúng ta có thể vượt qua các trở ngại đã nói phía trên.

Khi hiểu rõ hơn về bản thân thì người ta có thể thay đổi. Chừng nào người ta còn chưa hiểu bản thân thì bất kỳ sự thay đổi nào cũng chỉ mang tính chủ quan mà thôi. Nhưng trước hết, chúng ta cần tự phân tích. Làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua được sức mạnh của sự chuyển di ngược, sức mạnh mà khiến việc phân tích tâm lý nội tâm hoặc phân tích bản thân trở nên khó khăn? Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách phân tích giao dịchphân tích cấu trúc. [tiếng Anh: transactional and structural analysis]

Nhưng chúng ta cần một thứ hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phân tích giao dịch. Nhiều giao dịch ngân hàng, giao dịch thương mại, v.v., tồn tại. Giống vậy thì việc tương quan tâm lý cũng tồn tại.

(Samael Aun Weor – Biện chứng Tâm thức)

Leave a Reply