Một hôm Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên hỏi Pháp Tạng câu hỏi như sau:
“Kính bạch thầy, thày đã giảng giải cho con giáo lý Hoa Nghiêm với sự sáng tỏ và vi diệu vô cùng. Đôi lúc con hầu như có thể thấy được Pháp giới vô biên trong mắt tâm của con và có thể đạt đến vài điểm chỗ này, chỗ nọ trong tính Viên dung vĩ đại.
Nhưng con nhận thấy rằng, tất cả những điều này chỉ là một việc phỏng đoán có tính cách gián tiếp hay đoán chứng mà thôi. Ta không thể thực sự hiểu được tính Viên dung trong một cảm nhận tức thì trước khi đạt đến sư giác ngộ.
Tuy nhiên, với thiên tài của thầy, con không hiểu liệu thầy có thể cho con một sự biểu thị chứng minh hiển bày sự huyền diệu của Pháp giới hay không – kể cả những điều huyền diệu như là: “tất cả trong một” và “một trong tất cả”, sự đồng thời câu khởi của tất cả mọi cảnh giới, sự tương dung tương nhiếp của tất cả các pháp, tính vô ngại của không gian và thời gian và những điều đại loại như vậy…”.
Sau một lát suy nghĩ, Pháp Tạng nói: “Tâu bệ hạ, tôi sẽ cố gắng. Sự biểu thị chứng minh sẽ được chuẩn bị rất nhanh chóng thôi ạ”.
Vài ngày sau, Pháp Tạng đến gặp Nữ hoàng và nói: “Tâu bệ hạ giờ đây tôi đã sẵn sàng. Xin bệ hạ hãy cùng tôi đến nơi mà sự biểu thị chứng minh sẽ được trình bày”.
Ngài liền hướng dẫn Nữ hoàng vào một căn phòng được lát toàn bằng những tấm gương: trên trần nhà và trên nền nhà, trên tất cả bốn bức tưởng và ngay cả bốn góc của căn phòng đều được lắp đặt những tấm gương lớn, tất cả đều hướng mặt song song với nhau, đoạn Pháp Tạng lấy ra một pho tượng Phật và đặt nó vào trung tâm của căn phòng cạnh một cây đuốc đang cháy.
Ôi! Thật là lạ lùng! Thật là tuyệt diệu! Nữ hoàng kêu lên khi bà chăm chú nhìn vào toàn cảnh gây kinh người này với những phản chiếu vô cùng tận.
Một cách từ tốn và trầm tĩnh, Pháp Tạng diễn giải cho bà: tâu bệ hạ, đây là một sự hiển thị chứng minh tính Viên dung trong Pháp giới. Trong mỗi một tấm gương và mọi tấm gương bên trong căn phòng này, bệ hạ đều thấy các phản chiếu của vô vàn tấm gương khác cùng với hình tượng của Đức Phật cá biệt trong mỗi tấm gương không hề sai mất hay sai chỗ.
Nguyên lý tương dung tương nhiếp đã được trình bày rõ ràng trong sự biểu thị chứng mình này. Ngay đây, chúng ta có thể thấy được một điển hình của “một trong tất cả” và “tất cả trong một” – một sự huyền diệu của trùng trùng vô tận cảnh giới do đó được hiện bày.
Nguyên lý đồng thời câu khởi của những cảnh giới sai biệt thì quá rõ ràng hiển hiện ở đây đến độ không một giải thích nào là cần thiết. Các phản chiếu vô cùng vô tận này của những cảnh giới sai biệt giờ đây đã đồng thời câu khởi mà không hề có một cố gắng tối thiểu nào chúng đã tự nhiên hiển hiện như thế một cách hài hoà hợp diệu nhất.
Về nguyên lý Vô Ngại của không gian nó cũng có thể được biểu thị chứng minh theo lối này… (khi nói điều đó, ngài lấy ra một quả cầu bằng pha lê từ trong tay áo ra rồi lại đặt nó trong lòng bàn tay mình).
Tâu bệ hạ, giờ thì chúng ta thấy tất cả những tấm gương và tất cả những phản chiếu của chúng bên trong quả cẩu nhỏ xíu này. Ở đây, chúng ta có một điển hình về việc “cái nhỏ bao hàm cái lớn” cũng như “cái lớn bao hàm cái nhỏ”. Đây là một biểu thị chúng minh sự Vô Ngại của những “kích cỡ” hay không gian.
Còn về tính Vô Ngại của thời gian, quá khứ đi vào tương lai và tương lai đi vào quá khứ không thể trình bày được trong biểu thị chứng minh này, bởi vì xét cho cùng thì đây là một điển hình thiếu hẳn tính năng động của những yếu tố thuộc về thời gian, thực ra là rất khó để sắp đặt bằng những phương tiện thông thường.
Ta phải đạt đến một trình độ khác mới có thể chứng kiến được một biểu thị chứng minh” như thế. Nhưng dù sao, tâu bệ hạ, tôi hy vọng rằng sự biểu thị chứng minh đơn giản này đã đáp ứng được mục đích của nó, là làm hài lòng bệ hạ.
(Trích phattuvietnam.net)

