Trạng thái Jinn

Trong những năm cuối của thế kỷ 19, Henri Poincaré phát triển ý tưởng về không gian và hình học. Ông nói rằng khoa học không thể chứng minh rằng không gian chỉ có ba chiều. Theo đó, ông đề xuất tìm hiểu về chiều thứ 4. Sau khi các nhà vật lý học chấp nhận giả thuyết tương đối của Einstein thì chiều thứ tư của không gian vật chất được định nghĩa là “thời gian”. Tuy nhiên, trước sự ra đời của giả thuyết tương đối, Helena Blavatsky đã lấy ý tưởng không gian bốn chiều của Poincaré để mô tả cho hiện tượng mà các nhà tâm linh học Ả-Rập gọi là trạng thái Jinn. Khái niệm “chiều thứ tư” trong sách của thầy Samael Aun Weor được hiểu theo ý của Blavatsky và Poincaré.

Từ Jinn là tiếng Ả – Rập. Nghĩa đen là “ẩn hình.” Trạng thái Jinn là trạng thái của vật thể được hình thành khi chuyển vào chiều thứ tư của không gian.

Một vật thể ở trong trạng thái “Jinn” có thể bay lơ lửng trong không trung (Tiếng Phạn: Laghima) hoặc lặn xuống nước (Prakamya), hoặc đi qua lửa mà không bị đốt cháy. Vật thể đó có thể thu nhỏ tới cỡ của một hạt nguyên tử (Anima) hoặc phóng to cho đến khi chạm tới mặt trăng hay mặt trời (Mahima). Một vật thể khi nhập xuống các cõi ẩn phải theo luật vật lý của các cõi đó. Khi đó, vật thể đó trở nên linh hoạt dẻo dai, có khả năng biến hình, giảm trọng (Laghima) hay tăng trọng (Garima) tuỳ ý. Khi Chúa Giê-su đi trên mặt nước ở Biển Galilee, ngài để cơ thể mình ở trong trạng thái “Jinn”. Thánh Peter cũng dùng trạng thái Jinn để gỡ bỏ xiềng xích và thoát ra khỏi nhà tù, nhờ sự giúp đỡ của một thiên thần đã giúp ngài đưa cơ thể mình vào trạng thái “Jinn”. (Samael Aun Weor – The Acquarian Message)

Jinn1
Chúa Giê-su đi trên mặt nước
Jinn2
Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ vượt biển

Trong giây phút này, ký ức về thánh Giuse thành Copertino lại ùa về trong tôi. Người ta nói rằng thánh Giuse đã bay lên không trung bảy mươi lần và phép thần thông này chính là lý do mà ông được tuyên thánh vào năm 1650. Không nghi ngờ gì là ông đã phát triển trung tâm trái tim. Một vị hồng y đã thẩm vấn thánh Giuse: “Tại sao trong khi cầu nguyện, lúc sắp bay lên, ông lại khóc lớn?”. Thánh Giuse trả lời: “Khi bắt lửa, thuốc súng sẽ phát nổ với một tiếng động lớn. Điều tương tự sẽ xảy ra với trái tim khi được thắp lên với tình yêu thiêng liêng.”

Vì vậy, Thánh Giuse thành Copertino đã chỉ ra phương pháp mấu chốt để đạt tới trạng thái Jinn một cách rất thực tế. Chúng ta cần phải phát triển trái tim để có thể đạt được trạng thái Jinn.

Vị Thánh phi thường Christina luôn tự bay lên không trung. Khi bà chết – hay khi người ta tin rằng bà đã chết – và họ đang chuẩn bị chôn cất thì đột nhiên bà trỗi dậy từ trong quan tài và bay lơ lửng đến tận tháp chuông của nhà thờ.

Chúng ta có thể kể ra vô số trường hợp khác. Điển hình là trường hợp của Phanxicô thành Assisi. Một lần khi thầy tu tốt bụng, trợ lý của thánh Phanxicô, mang thức ăn đến cho ông thì ông đang bay lên lơ lửng trên không trung. Có nhiều lần, thầy tu tốt bụng này đã không thể nào đưa thức ăn cho thánh Phanxicô vì không với tới được. Thánh Phanxicô đã bay cao đến mức đôi khi biến mất trong một lùm cây gần đó.

Tất cả những nhà huyền học ấy đều đã phát triển trung tâm trái tim của họ. Nếu không phát triển trung tâm thì chúng ta không thể đạt được trạng thái Jinn.

Thông thường thì những người đã phát triển năng lực lý trí phải trải qua rất nhiều khó khăn để đạt được trạng thái Jinn. Đó là bởi vì để phát triển lý trí, họ đã phải trả giá bằng năng lượng của trái tim, khiến cho sức mạnh của trái tim cạn kiệt và mất năng lực. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, “họ đánh đổi năng lực của trái tim cho lý trí”.

Sẽ tốt hơn chăng nếu có được năng lực của trái tim thay vì lý trí? Những người hướng dẫn [trong trường phái Gnosis] không cần lo lắng về điều này. Trái tim có thể phát triển trở lại thông qua việc nuôi dưỡng những cảm xúc siêu việt, với âm nhạc cao cấp của các bậc chân sư vĩ đại, và thông qua thiền. Khi để cho bản thân đi sâu hơn vào huyền học, với lòng sùng kính sâu sắc, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển trái tim trở lại. Quá trình này thật sự thú vị.

(Samael Aun Weor – Biện Chứng Tâm Thức)


Leave a Reply