Chương 18 – Lương thực siêu việt*

✏ Tác giả: Samael Aun Weor, 📖 Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để

Nếu chúng ta quan sát cẩn thận bất kỳ một ngày nào trong cuộc đời mình, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng chúng ta không biết sống trong chánh niệm.

Cuộc đời chúng ta giống một con tàu, chuyển động trên những đường ray cố định của những thói quen máy móc, cứng nhắc trong một cuộc sống vô ích và hời hợt.

Điều lạ là chúng ta không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi các thói quen của mình; dường như chúng ta chưa chán việc lặp đi lặp lại cùng một việc giống nhau.

Những thói quen đó làm chúng ta hoá đá nhưng chúng ta lại nghĩ mình tự do; chúng ta xấu xí kinh khủng nhưng vẫn cứ tin rằng mình là thần Apollo [3]

Apollo Belvedere. Marble. Roman copy (c. 130—140 CE) in marble of a Greek bronze (c. 330—320 BCE), probably by Leochares. Inv. No. 1015. Rome, Vatican Museums, Pio-Clementine Museum.
Thần Apollo

Chúng ta là những con người máy móc. Riêng lý do này thôi cũng đã quá đủ để hiểu tại sao chúng ta không thực sự cảm nhận được những gì đang xảy ra trong cuộc sống.

Chúng ta vẫn tiếp tục hàng ngày đi trên các đường ray cũ kỹ của những thói quen cổ hủ và ngớ ngẩn, và rõ ràng rằng chúng ta không có một cuộc sống thực sự. Thay vì sống, chúng ta tồn tại một cách vô vị, khổ sở và vô cảm với các ấn tượng mới.

Nếu một người bắt đầu ngày của mình một cách có ý thức, thì đương nhiên ngày đó sẽ rất khác với những ngày khác.

Khi một người coi ngày hôm nay như toàn bộ cuộc đời của mình, khi anh ta không để lại những gì phải làm hôm nay đến ngày mai thì anh ta thực sự hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện bản thân mình.

Không có ngày nào là không quan trọng; nếu chúng ta thực sự muốn thay đổi triệt để thì hàng ngày chúng ta phải chú ý, quan sát, và thấu hiểu bản thân mình.

Tuy nhiên, đa số mọi người không muốn quan sát bản thân; một số người, mặc dù có động lực rèn luyện bản thân, nhưng lại biện hộ cho tính cẩu thả của mình bằng những câu nói như sau: “Công việc văn phòng không cho phép tôi rèn luyện bản thân mình“.

Những lời nói vô lý, trống rỗng, phù phiếm, ngớ ngẩn này chỉ dùng để biện hộ cho sự biếng nhác, sự lười biếng và sự thiếu tình yêu cho Sự Nghiệp Vĩ Đại mà thôi.

Những người như vậy, mặc dù có xu hướng tìm hiểu về tâm linh, hiển nhiên là sẽ không bao giờ thay đổi.

Quan sát bản thân là khẩn cấp, cấp bách, không thể trì hoãn được. Việc tự quan sát nội tại chính là nền tảng của sự thay đổi đích thực.

Lúc tỉnh dậy trạng thái tâm lý của bạn thế nào? Trong bữa sáng, tâm trạng của bạn ra sao? Bạn có bị mất kiên nhẫn với nhân viên phục vụ quán ăn? Với vợ / chồng của mình không? Vì sao bạn lại mất kiên nhẫn như vậy? Việc gì luôn luôn làm phiền bạn?, v.v.

[Trong quá trình rèn luyện bản thân], việc hút thuốc hay ăn ít đi là dấu hiệu của một sự tiến bộ nào đó, nhưng nó không phải là tất cả. Chúng ta đều biết rằng sự truỵ lạc và thói phàm ăn là những tật xấu vô nhân tính và thú vật.

Những người cống hiến cuộc đời mình cho Con Đường Bí Ẩn không nên có một cơ thể quá béo, với một chiếc bụng béo phì vượt qua tất cả các khuôn mẫu của một cơ thể hoàn hảo. Đó là dấu hiệu của thói háu ăn, tật tham ăn và thậm chí là tính lười biếng.

Cuộc sống hằng ngày, nghề nghiệp, việc làm, mặc dù cần thiết cho sự sinh tồn, lại cấu thành nên trạng thái mê ngủ của Tâm Thức.

Biết rằng cuộc đời là một giấc mơ không có nghĩa là đã hiểu nó. Hiểu biết đi kèm với sự tự quan sát và nỗ lực rèn luyện bản thân.

Để rèn luyện bản thân mình, chúng ta nhất thiết phải tập với [các sự kiện trong] cuộc sống hằng ngày, chính ngày hôm nay. Rồi, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của câu này trong lời cầu nguyện của Chúa: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày“.

Cụm từ “lương thực hằng ngày” có nghĩa là “lương thực siêu việt” hoặc “lương thực từ trên xuống” trong tiếng Hy Lạp. [1]

Gnosis cho chúng ta chiếc Bánh Của Sự Sống [2] đó theo cả hai nghĩa: tư tưởng và năng lượng để giúp chúng ta tiêu diệt các khiếm khuyết tâm lý.

Mỗi lần chúng ta tiêu huỷ một cái Tôi nào đó thành cát bụi vũ trụ là chúng ta đang có được một trải nghiệm tâm lý, là chúng ta đang ăn thứ “Lương thực của trí tuệ”, chúng ta đang đón nhận được trí thức mới.

screen-shot-2017-03-06-at-3-56-21-pm.png
Chúng ta cần chuẩn bị các trung tâm hạ cấp để đón nhận những ý tưởng và năng lực đến từ các trung tâm cao cấp của chúng ta

Gnosis cho chúng ta thứ “Lương thực siêu việt”, “Lương thực của trí tuệ”, đó là dấu hiệu chính xác cho thấy cuộc sống mới đang bắt đầu bên trong, ở trong chính bản thân chúng ta, ở đây và ngay bây giờ.

Dẫu vậy, không ai có thể thay đổi cuộc sống của mình hoặc thay đổi bất cứ điều gì liên quan đến những phản ứng máy móc trong cuộc đời, trừ khi anh ta nương tựa vào sự cứu giúp từ những ý tưởng mới và nhận được sự giúp đỡ thần thánh [4].

Gnosis đem đến những ý tưởng mới và dạy phương pháp cầu xin sự hỗ trợ từ các lực lượng siêu việt cho tâm trí.

Chúng ta cần chuẩn bị các trung tâm hạ cấp để đón nhận những ý tưởng và năng lực đến từ các trung tâm cao cấp của chúng ta [5].

Trong công việc rèn luyện bản thân không có gì là vô giá trị. Bất cứ suy nghĩ nào, dù có tầm thường đến đâu cũng vẫn đáng để quan sát. Bất cứ cảm xúc tiêu cực nào hay phản ứng nào, v.v., đều phải được quan sát.


Ghi chú

*[1] Trong bản dịch tiếng Việt của Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Từ “hằng ngày” bắt nguồn từ ἐπιούσιος trong tiếng Hy Lạp. Thánh Giêrônimô đã dịch Kinh Thánh Hy Lạp sang tiếng Latinh vào năm 382. Trong phiên bản Kinh Lạy Cha, Ma-thi-ơ 6:11, ngài đã dịch từ ἐπιούσιος là siêu việt (supersubstantialem). Tuy nhiên, trong Lu-ca 11:3, ngài lại dịch ἐπιούσιος là hằng ngày (quotidianum). Mặc dù bản gốc của cả hai phiên bản giống nhau, nhưng ngài lại dịch hai lần với hai ý nghĩa khác nhau. Trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, đa số các học giả đều phân tích từ này với ý nghĩa “siêu việt” vì họ cho rằng Chúa Giêsu đang đề cập đến một loại lương thực tâm linh liên quan đến lễ ban thánh thể, chứ không chỉ đơn giản là bánh mỳ vật chất. Tuy nhiên, các bản dịch tiếng Anh mới hơn dùng từ “daily bread” theo với nghĩa tương tự như “lương thực hằng ngày” trong bản dịch tiếng Việt.
(Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Epiousios)

KINH LẠY CHA
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay [lương thực siêu việt / lương thực hằng ngày]
và tha nợ chúng con
như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen.”

481px-The_Israelites_Gathering_Manna_in_the_Desert_LACMA_M.69.20
Lương Thực Siêu Việt – Tranh Israelites Gathering Manna in the Desert bơi Pierre Paul Rubens, 1627. 

[2] Bánh Của Sự Sống:

Giăng 6:32-59 Bản Dịch 2011:

Ðức Chúa Jesus nói với họ, “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, không phải Môi-se đã cho các ngươi bánh từ trời đâu, nhưng là Cha Ta, Ðấng ban cho các ngươi bánh thật đến từ trời. Vì bánh của Ðức Chúa Trời là Ðấng từ trời xuống để ban sự sống cho thế gian.”

Bấy giờ họ nói với Ngài, “Lạy Chúa, xin ban cho chúng tôi bánh đó luôn luôn.”

Ðức Chúa Jesus nói với họ, “Ta là bánh của sự sống. Ai đến với Ta sẽ không bao giờ đói, và ai tin Ta sẽ không bao giờ khát. Nhưng Ta đã nói với các ngươi rằng các ngươi đã thấy Ta mà vẫn không tin. Tất cả những người Cha ban cho Ta sẽ đến với Ta, và ai đến với Ta, Ta sẽ không bao giờ loại ra; vì Ta từ trời xuống, chẳng phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý của Ðấng đã sai Ta. Ðây là ý của Ðấng đã sai Ta: tất cả những người Ngài ban cho Ta, Ta không được làm mất người nào, nhưng phải làm cho sống lại trong ngày cuối cùng. Thật vậy đây là ý muốn của Cha Ta: hễ ai nhìn thấy Con và tin Con thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ làm cho người ấy sống lại trong ngày cuối cùng.”

[3] Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần Mặt Trời trong văn hóa Hy Lạp, thường được miêu tả là một người đàn ông trẻ, đẹp trai, không có râu và thường cầm một cây đàn lia hay cái cung.

[4] hỗ trợ bởi lực lượng thánh thiện – bản gốc: auxilio divinal, ý nói rằng người tu tập sẽ được hỗ trợ và gia trì bởi các vị thần thánh trong vũ trụ, giúp quá trình nhận thức và tiêu diệt cái Tôi được nhanh chóng hơn.

[5] Cơ thể con người có bảy trung tâm xử lý:
1. Trung Tâm Trí Tuệ Cao Cấp
2. Trung Tâm Trí Tuệ Hạ Cấp
3. Trung Tâm Cảm Xúc Cao Cấp
4. Trung Tâm Cảm Xúc Hạ Cấp
5. Trung Tâm Vận Động
6. Trung Tâm Bản Năng
7. Trung Tâm Sinh Dục

← Trước: Chương 17 – Những Sinh Vật Máy Móc Tiếp theo: Chương 19 – Người Chủ Nhà Tốt

Leave a Reply