Lời Nói Đầu của Thầy Kwen Khan Khu

Đối với các vị thầy của nhân loại, việc nghiên cứu biên niên sử của con người, những khát vọng, những ước ao sâu thẳm, những ham muốn, những động cơ, cảm xúc, đam mê, hy vọng, thất vọng, sợ hãi, chán nản, ghen tị, nghi ngờ [tiếng Anh: jealousies], v.v., v.v., từ thời xa xưa đã là một mục tiêu, một mục đích để đạt tới. Các vị thầy tế lễ Ai Cập cổ đại đã cống hiến cho việc này khi xây dựng, trên vùng đất Khem đầy ánh nắng mặt trời [1], những đền đài và thánh địa để phát triển Hệ Phái Osiris và sự phản chiếu của nó trong một con người đang tìm cách chuyển hóa bản thân mình từ một phàm nhân thành một Adept hay một Hierophant.

Cũng như thế, trong các bí ẩn Tây Tạng, đã và đang tồn tại một chủ đề vốn gắn liền với đối tượng nghiên cứu mà Mật Tông gọi là “cấu trúc tâm lý xấu,” ám chỉ các loại năng lực hỗn loạn tồn tại và đồng trú trong tâm lý con người, là nguồn gốc của các loại hành vi trái ngược, độc đoán, kinh khủng và định kiến hóa một cách rõ ràng, đối với những người bị chúng làm cho đau khổ cũng như những người xung quanh họ. Để loại trừ các cấu trúc này, Mật Tông và đạo Phật đề xuất và chỉ định cái mà người ta gọi là tự-tiêu-diệt hay con gọi là tự-trảm-tâm-lý, và liên quan đến các thảo luận về phương thức này có hàng nghìn đạo lý đã được phổ biến từ những con đường tâm linh nổi tiếng này; hơn thế nữa, tất cả chủ đề học tập này là nền tảng của những Mandala mang ý nghĩa sâu sắc mà C.G. Jung đã viết một cách rất sắc sảo trong một số tác phẩm của mình.

Triết học Hy Lạp, là em gái của Philokalia Ai Cập, cũng đã sinh ra “khoa học linh hồn”, hay tâm lý học [tiếng Anh: psychology] (từ nguồn gốc tiếng Hy Lạp: psyche và logos, dịch theo nghĩa đen là “thuyết luận về tâm lý hay linh hồn”). Cũng như thế, người Hy Lạp đã quan tâm đến việc phát triển trong các Bí Ẩn của Eleusis và của Dionysius, đạo lý dành cho việc xem xét thận trọng những chỗ u tối trong hành vi con người, và người ta đã chế định cả một môn khoa học và chương trình học để làm cho đệ tử hiểu sự khẩn cấp của việc tiêu diệt, đối với mỗi người, Medusa của riêng họ, Minotaur của họ, hay còn gọi là những Gorgon độc của họ, của những cơn giận dữ vô độ cố để làm đảo lộn sự hài hòa, hạnh phúc và vẻ đẹp bên trong, hay chính xác hơn, cái trạng thái thiên thần của nhân loại.

Qua khỏi Đại Tây Dương, người Trung Mỹ như dân tộc Maya, Aztec, Olmec; và ở Nam Mỹ như dân tộc Inca, Chibcha, Mapuche, Quechua, và nhiều dân tộc khác, cũng đã cảnh báo về sự hiện diện, trong con người, vô số những “vị khách xấu” khác nhau đã tạo ra bên trong nạn nhân con người tất cả những đặc tính của đau khổ đạo đức, xã hội và tinh thần [tiếng Anh: psychosomatic]. Đủ để nhớ, ví dụ như, sự hiện thân của những tính xấu đó được nhân cách hóa bởi nữ thần Mặt Trăng Couolxauhqui, kẻ thù của huitzilopochtli (Mặt Trời, ánh sáng, Trí Tuệ linh thiêng, cái Thiện, v.v.), người đã cùng đồng hành trên những cuộc hành hương xấu xa của mình với Bốn trăng Kẻ Miền Nam (những thú vật vô luật lệ, hỗn loạn, bạo lực, và tà ác), như đã được kể lại theo truyền thuyết Aztech trong trường hợp này.

Huitzilopochtli

Nếu chúng ta có thể đi về quá khứ, chúng ta sẽ thấy rằng Kito giáo nguyên thủy cũng có một khái niệm tương tự: sự có mặt của những thực thể ác trong cấu trúc nội tâm của mỗi con người. Tất cả đạo lý Kitô giáo luôn luôn hướng tới mục tiêu là loại trừ cái “độc ác” hay “iniquities” (là cách gọi của Sứ Đồ Phaolô [2]), để thiết lập lại hòa bình và kết nối lại với phần thần thánh của nhân vật chính trong các Kinh Thánh, đó không phải ai khác mà chính là con người đích thực.

Nhìn vào các hiện tượng trùng nhau trong triết học, tâm lý học, cũng như ở trong thần học, chúng ta có thể nói rằng sự hăng hái của con người để tìm ra nguồn gốc thật sự của mình, bản sắc đích thực và các giá trị chính đáng mà mình đã được ban tặng ở buổi Bình Minh của Tạo Hóa, đã tồn tại và sẽ tồn tại mãi, vì một đặc tính bẩm sinh của loài người là tự hỏi bản thân mình hàng nghìn lần, “Tôi là ai?” “Vì sao tôi có ở đây?” “Tôi từ đâu đến và sẽ đi về đâu?”

Thuyết luận này, thưa quý độc giả, là hoa trái của một sự tổng hợp vĩ đại về khái niệm chưa từng có trước đây trong lĩnh vực tâm lý và tâm thức mà chúng ta đã đề cập đến ở trên. Trong những trang này, Venerable Master [3] Samael Aun Weor trao cho chúng ta minh triết cổ xưa về cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khuyến khích loài người, và đã trở thành “cuộc chinh phục sự hợp nhất của con người” trong chính bản thân nó, để tạo thành, như kết quả hấp dẫn của nó, một kiểu mẫu thế giới hoàn toàn mới, được xây dựng trên nền tảng vô cùng vững chắc và bền bỉ.

Vâng, tự biết chính mình là nền tảng để chúng ta có thể sống trong môi trường bên trong và bên ngoài vốn gắn liền với tất cả chúng ta. Văn hóa trí thức giàu có mà chúng ta đã nuôi dưỡng qua các thế kỷ không có lợi ích gì cho chúng ta, vì nó chỉ nâng chúng ta lên đến sự hoàn thiện của công nghệ và hậu quả của việc này là sự tinh vi và sự nguỵ trang cho cái bản năng hiếu chiến của chúng ta. Nhu cầu cấp bách của chúng ta là những thay đổi triệt để nếu chúng ta thật sự muốn có được cuộc sống cá nhân và xã hội trên những nền tảng mà hứa hẹn cho chúng ta những hy vọng về kết quả, về phúc lợi cộng đồng, và hệ quả của việc này là, sự tiến bộ thật sự về mặt xã hội, vật chất, và tinh thần.

Tác phẩm này là sự khởi đầu tốt nhất cho tất cả những người thật sự hướng tới một cấp độ Hiện Hữu cao hơn, vượt ngoài tất cả mối quan tâm cơ bản về mặt đạo đức, truyền thống văn hóa, kinh tế, v.v. Trong Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để, chúng ta sẽ cắt một đường mổ sâu vào lớp màn cuộc sống tinh thần của mình, và sẽ học các công thức thực dụng để cho độc giả nào muốn hoàn thiện nội tâm của mình một cách nghiêm túc và chân thành sẽ có khả năng thành công trong việc phá hủy những yếu tố mà đang ảnh hưởng và làm biến chất tính cách của mình và có khả năng tự xây dựng lại bản thân mình bằng việc tự-quan-sát liên tục, tự-khám-phá dần dần, tự-phân-tích sâu sắc, và bằng việc phá huỷ từng bước cái “tôi” thú vật, để sau này được sinh lại và được thúc đẩy về phía lãnh địa của bản thể bất biến, cái nguồn gốc thật sự cho sự chuyển hóa triệt để của tất cả mọi thứ.

Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để, như cái tên của nó đã cho thấy, được gọi để gây ra một hecatombe [4] ở phía trong của cái quốc gia tâm lý xấu xa mà con người ngày nay mang theo bên trong mình; và từ những tàn tích của cơn đại hồng thủy tâm lý sẽ tuôn chảy ra Jerusalem của Thiên Đàng [5], Hòn Đảo Pha Lê [6], những Cánh Đồng Elysium [7], Khu Vườn của Hesperides [8] hay, nói một cách khác, nơi trú ngụ không thể xâm phạm được của những tinh thần nổi dậy đã đạt đến sự giải thoát cuối cùng

Kwen Khan


GHI CHÚ

[1] Khem: Ai Cập Cổ Đại

[2] “Phước cho người được tha những vi phạm mình [tiếng Anh: iniquities], được khỏa lấp những tội lỗi mình.” (Rô-ma 4:7, Kinh Thánh)

[3] Venerable Master – “Chân Sư Đáng Kính”, là chức danh cho các thầy đạo bí truyền phương tây sau khi đã đạt được lễ điểm đạo thứ nam của các ẩn lớn.

[4] Ở Hy Lập cổ đại, từ hecatombe (ἑκατόμβη hekatómbē) chỉ việc hy sinh 100 còn bò đực để cúng một vị thần. (hekaton = một trăm, bous = con bò đực)

[5] (Khai Huyền 21:1-3, Kinh Thánh) Sau đó tôi thấy trời mới và đất mới, vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua rồi, và biển cũng không còn nữa. Tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới từ Ðức Chúa Trời, từ trời hạ xuống, và đã được chuẩn bị sẵn như một cô dâu trang sức sẵn để đón chồng nàng.

[6] “Những người ‘con của mật trời thứ nhất’ (những người lưỡng tính thần thánh của chủng tộc thứ nhất) […] đã sống hạnh phúc trên Hòn Đào Pha Lê. (Đạo Lý Bí Ẩn Thiêng Liêng của Anahuac – Samael Aun Weor)

[7] Về Cánh Đồng Elysium (tiếng Hy Lạp: Ἠλύσιον πεδίον) Homer nói: “đến Cánh Đồng Elysium… chỗ mà cuộc sống dễ chịu nhất cho loài người. Ở đó không có tuyết, cũng không có bão mạnh, không có mưa, nhưng Đại Biển luôn luôn thổi các cơn gió từ phương tây cho con người thấy mát mẻ.” (Odýsseia 4.560–565)

[8] Vườn Hesperides – Trong thần thoại Mười Hai Kỳ Công của Heracles, Kỳ Công thứ 11 của Heracles là lẻn vào vườn táo ở phương tây của thế giới để lấy trộm quả táo. So sánh với truyện Adam và Eva trong vườn Eden (Kinh Thánh) và truyện Tề Thiên Đại Thánh trộm thuốc tiên trong vườn đào tiên (Tây Du Ký), thần thoại này có nhiều điểm chung.”


Leave a Reply