Ê-te

Trong huyền học phương Tây, Ê-te (Ether) là một trong năm nguyên tố cổ xưa: ê-te, khí, lửa, nước, đất. Trong sách Gnosis từ “cơ thể ê-te” (etheric body) đồng nghĩa với “cơ thể khí lực” (vital body).

Trong tiếng Phạn, năm nguyên tố là akasha, vayu (khí), tejas (lửa), apas (nước), prithvi (đất).

“Ê-te là Akasha cô đặc. Chất được gọi là Akasha này là bức xạ đầu tiên của Mulaprakriti – chất nguyên sinh gốc, hay một chất không mùi vị và không phân biệt được. Các nhà luyện kim đan gọi chất này là Ens Seminis (tiếng Latin: chất tinh dịch)”.

(Samael Aun Weor, Fundamental Notions of Endocrinology and Criminology – Chương 12).


“Ê-te có thể tồn tại ở thể lửa (Tejas). Ê-te ở thể khí, ở trạng thái trơn tru là nguồn gốc của khí (Vayu). Ê-te ở thể lỏng chính là nguồn gốc của nước (Apas). Ê-te ở thể rắn là nguồn gốc của khoáng vật (Prithvi)”.

(Samael Aun Weor, Fundamental Notions of Endocrinology and Criminology – Chương 12).

Những lý thuyết của các nhà khoa học nghi ngờ về sự tồn tại của Ê-te là không hề có cơ sở khoa học. Thực sự là họ chỉ đang chơi với các ngôn từ, thuật ngữ. Ví dụ thay vì Ê-te thì họ sử dụng những thuật ngữ như “phóng xạ” hoặc “từ trường”, v.v. Rõ ràng là những thuật ngữ này không thể làm thay đổi thực tế về Ê-te.

Dù người ta nghi ngờ, phân tích và thay đổi thuật ngữ bao nhiêu đi chẳng nữa nhưng họ vẫn đang nghiên cứu về thứ chúng tôi gọi là Ê-te. Và hầu hết thời gian, họ chỉ tranh cãi về từ ngữ hoặc thuật ngữ, v.v. Nhưng chung quy lại thì chỉ có thực tế mới quan trọng, và thực tế là thực tế.

Nhà thiên văn học Nga đã phát hiện ra các hành tinh ở trạng thái nguyên sinh bằng kính thiên văn cao cấp. Những hành tinh nguyên sinh này đều được hình thành từ bên trong Ê-te. Bằng phương pháp quy nạp logic đơn giản, chúng ta có thể chấp nhận rằng cõi Ê-te tồn tại. Có thể một số nhà khoa học sẽ không hài lòng với thuật ngữ “Ê-te”. Tuy nhiên, dùng thuật ngữ nào không quan trọng, điều quan trọng là thực tế.

Trước khi trở thành nguyên sinh chất, mọi hành tinh đều ở trạng thái Ê-te. Nhà khoa học vĩ đại Ấn Độ Rama Prasad đã nói: “Mọi thứ đều được hình thành từ Ê-te. Mọi thứ đều quay trở lại Ê-te”. Nếu nguyên sinh chất được hình thành từ Ê-te, thì chúng ta phải chấp nhận rằng Ê-te nằm trong năng lượng gốc của tất cả mọi thứ.

(Samael Aun Weor, Fundamental Notions of Endocrinology and Criminology – Chương 11).

Vào thế kỷ 19, một số nhà vật lý đã đề xuất lý thuyết về một chất vô hình, không trọng lượng được gọi là luminiferous ether (Ê-te sáng chói) lấp đầy không gian trống và là môi trường truyền sóng ánh sáng và sóng điện từ. Sự hiểu biết huyền học về Ê-te như một yếu tố tâm linh có một chút liên quan tới một số lý thuyết khoa học về Ê-te hoặc ê-te sáng chói. Tuy nhiên, H. P. Blavatsky đã khẳng định rằng những lý thuyết khoa học thế kỷ 19 về Ê-te là không đầy đủ và không chính xác.

Các học trò hay nhầm lẫn [Ê-te của vật lý học thế kỷ 19] với Akasha và với ánh sáng của cõi cảm xúc [Astral Light]. Theo mô tả của vật lý học thì Ê-te không phải là Akasha hay ánh sáng của cõi cảm xúc. Ê-te [của vật lý thế kỷ 19] là một tác nhân vật chất, mặc dù cho đến nay vẫn chưa được phát hiện bởi bất kỳ máy móc vật lý nào. Trong khi đó, Akasha rõ ràng là một tác nhân tâm linh, giống hệt với Anima Mundi [1] theo một nghĩa nhất định, còn ánh sáng của cõi cảm xúc là nguyên lý thứ bảy và là nguyên lý cao nhất của bầu khí quyển trên mặt đất. Cả Akasha và Ê-te thật đều không thể được phát hiện [bằng những thiết bị thông thường], bởi chúng đều thuộc về một chiều không gian khác.

(H. P. Blavatsky – The Theosophical Glossary, 1892)

[1] Anima Mundi có nghĩa là “linh hồn của thế giới” được dịch từ tiếng Latin.

Minh họa về sự tương ứng giữa tất cả các phần của vũ trụ được tạo ra, với anima mundi được mô tả là một người phụ nữ, từ tác phẩm Utriusque Cosmi Historia, 1617 của Robert Fludd.

Vào năm 1897, thí nghiệm của Michelson-Morley đã không thể phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào về việc Trái Đất di chuyển qua ê-te sáng chói, và vào năm 1905, khi Einstein công bố thuyết tương đối hẹp, các lý thuyết khoa học về ê-te hầu như đều bị bãi bỏ.

Năm 1951, Paul Dirac đã đăng một bài viết trên tạp chí Nature. Trong đó, ông có đề xuất rằng cần phải có một lý thuyết ê-te mới hơn và đầy đủ hơn để giải thích về điện động lực học lượng tử. Ngày nay, nhiều nhà khoa học khác vẫn đang xem xét ý tưởng này.

Tuy nhiên, như H. P. Blavatsky đã nêu trong phần trích dẫn ở trên, ý nghĩa của từ “ê-te” trong ngữ cảnh của huyền học, khác với khái niệm ê-te (hoặc là ê-te sáng chói) trong vật lý học. Mặc dù trùng tên nhưng chúng ta nên hiểu rằng đây là hai khái niệm khác nhau, và không nên nhầm lẫn.


Leave a Reply