Chương 11 – Cái tôi yêu quý

✏ Tác giả: Samael Aun Weor, 📖 Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để

Vì cái “Tôi” cao cấp và hạ cấp là hai phần của cùng một thứ; chúng ta có thể đặt ra hệ quả sau: cái “Tôi cao cấp” và cái “Tôi hạ cấp” là hai mặt của cùng một Ego u tối và đa nguyên.

Cái được gọi là “Tôi thần thánh” hay là “Tôi cao cấp”, “Alter ego”, hay kiểu như thế, thì chắc chắn là một thủ đoạn của bản thân, một dạng tự lừa dối chính mình.

Khi cái Tôi muốn tiếp tục tồn tại trong kiếp này và các kiếp sau, nó sẽ tự lừa chính mình bằng ảo tưởng về một cái Tôi thần thánh và bất diệt…

ca7cd3ec29d29aaf410a2b9241c12799
Không ai trong chúng ta có một cái Tôi thật sự, vĩnh cửu, bất biến, bất diệt…

Không ai trong chúng ta có một cái Tôi thật sự, vĩnh cửu, bất biến, bất diệt, không thấu hiểu được, v.v., v.v., v.v.

Không ai trong chúng ta thực sự có một bản thể đích thực và thống nhất; không may thay, chúng ta thậm chí không có nổi tính tự chủ đích thực.

Ego, tuy tiếp tục sống dưới mồ mả, nhưng vẫn có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.

Ego, cái Tôi, không bao giờ là một đơn vị độc lập, đơn nhất, nguyên vẹn. Rõ ràng, cái Tôi là “các cái Tôi”.

Ở Phương đông, Tây Tạng, các cái Tôi được gọi là những “cấu trúc tâm lý”, hay đơn giản là “những giá trị”, hàm ý cả cái Tôi tích cực hay tiêu cực.

Nếu chúng ta coi mỗi cái Tôi như một con người riêng biệt, chúng ta có thể khẳng định một cách dứt khoát rằng: trong mỗi cá nhân sống trên thế giới đều có rất nhiều người.

Không nghi ngờ gì nữa, trong mỗi chúng ta đều có rất nhiều người khác nhau đang chung sống, có người tốt hơn, có kẻ xấu hơn…

Mỗi một cái Tôi này, mỗi một con người này, cạnh tranh với nhau để giành quyền tối cao, muốn trở thành độc quyền, muốn điều khiển bộ não trí khôn hoặc các trung tâm cảm xúc và trung tâm vận động mỗi khi có cơ hội, trong khi đó một cái tôi khác lại đang chiếm mất chỗ của nó…

Giáo pháp về cái Tôi đa nguyên đã được dạy ở Đông Phương, Tây Tạng, bởi các bậc nhãn thông đích thực, bởi các bậc minh trí chân thật…

Mỗi khiếm khuyết tâm lý của chúng ta được nhân cách hoá ở một cái Tôi nào đó. Bởi chúng ta có hàng nghìn và thậm chí hàng triệu khuyết điểm, rõ ràng là chúng ta có rất nhiều người sống bên trong mình.

Về mặt tâm lý học, chúng ta có thể kiểm chứng được một cách rõ ràng rằng những kẻ hoang tưởng, kiêu ngạo và tự lừa dối, sẽ không bao từ bỏ giáo đoàn của cái Ego yêu quý vì bất cứ cái gì trong cuộc sống.

Không nghi ngờ gì nữa, những người như thế cực kỳ căm ghét giáo lý về cái Tôi đa nguyên.

Khi một người thực sự muốn hiểu chính mình, người đó phải tự quan sát và cố gắng hiểu được các cái Tôi khác nhau trong tính cách của mình.

Nếu có độc giả nào vẫn chưa hiểu được giáo lý về cái Tôi đa nguyên, thì chắc chắn là do thiếu kinh nghiệm trong việc tự quan sát bản thân mà thôi.

Khi thực hành tự quan sát bên trong, chúng ta sẽ tự khám phá ra được nhiều con người, nhiều cái Tôi đang sinh sống ở bên trong tính cách của chính mình.

Những kẻ phủ nhận giáo pháp về cái Tôi đa nguyên, những kẻ sùng bái một cái Tôi thần thánh, chắc chắn chưa bao giờ tự quan sát bản thân một cách nghiêm túc. Nói theo kiểu Socrates, chúng ta có thể nói rằng những kẻ này không chỉ không biết, mà hơn thế nữa, họ còn lờ đi cái việc họ không biết.

Chắc chắn rằng, chúng ta không bao giờ hiểu được chính mình mà không tự quan sát bản thân một cách nghiêm túc và sâu sắc.

Khi mà một người cứ tiếp tục coi chính mình chỉ là một đơn vị, thì rõ ràng rằng bất cứ thay đổi nào bên trong đều là điều không thể.

← Trước: Chương 10 – Các cái Tôi khác nhau Tiếp theo: Chương 12 – Sự Thay Đổi Triệt Để

Leave a Reply