Chương 26 – Tâm thức tự thân của trẻ sơ sinh

✏ Tác giả: Samael Aun Weor, 📖 Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để

Những bậc thông thái có nói rằng chúng ta có chín mươi bảy phần trăm là tiềm thức và  ba phần trăm là tâm thức.

Nói thẳng và nói toạc ra thì chín mươi bảy phần trăm Tinh chất mà chúng ta có ở bên trong đang bị nhốt chặt, bị mắc kẹt, và đang ở bên trong các cái Tôi, cùng nhau tạo thành “Bản thân tôi”.

Hiển nhiên, Tinh chất hoặc Tâm thức, khi chôn vùi trong mỗi cái Tôi, sẽ hành động theo điều kiện tâm lý [1] riêng của nó.

Khi nào một cái Tôi bị tan rã thì một phần nhất định trong tâm thức chúng ta được giải phóng. Nếu không làm tan rã các Tôi thì chúng ta không thế nào giải phóng hoặc giải thoát cho Tinh chất hay Tâm thức.

Khi chúng ta làm tan rã càng nhiều cái Tôi thì tâm thức tự thân của chúng ta càng cao. Khi chúng ta làm tan rã càng ít cái Tôi thì phần Tâm thức tỉnh giác của chúng ta càng thấp.

Việc đánh thức Tâm thức chỉ có thể xảy ra khi chúng ta làm tan rã cái Tôi, “chết đi trong chính mình”, bây giờ và ở đây.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Tinh chất hoặc Tâm thức bị nhồi nhét trong mỗi cái Tôi mà chúng ta mang theo ở bên trong, đang ngủ say, trong trạng thái tiềm thức.

Việc chuyển hoá tiềm thức thành tâm thức là rất cấp thiết, và điều này chỉ có thể xảy ra bằng cách tiêu diệt những cái Tôi, bằng cách tự chết trong chính mình.

Không thể tỉnh thức mà không chết trong chính mình trước. Những người định tỉnh thức trước, để sau đó có thể chết, không có trải nghiệm thực sự với những gì họ khẳng định, họ bước đi một cách kiên quyết trên con đường sai lạc.

Các em bé sơ sinh thật kỳ diệu, chúng có được tâm thức tự thân một cách trọn vẹn; chúng hoàn toàn tỉnh thức.

Tinh chất được hiện thân trong cơ thể của các em bé sơ sinh. Vẻ đẹp của đứa trẻ đến từ đó.

Chúng tôi không nói rằng một trăm phần trăm Tinh chất hay Tâm thức được hiện thân ở đứa trẻ sơ sinh mà thực ra thì [tâm thức được hiện thân ở trong đứa trẻ sơ sinh] chỉ bao gồm ba phần trăm [2] tâm thức độc lập thường không bị mắc kẹt bên trong các cái Tôi mà thôi.

Tuy nhiên, phần Tinh chất tự do đó, khi hiện thân trong cơ thể của các em bé sơ sinh, mang đến cho chúng tâm thức tự thân, sự sáng suốt, v.v.

Người lớn nhìn vào trẻ sơ sinh với sự thương hại, họ nghĩ rằng đứa trẻ là vô thức, nhưng họ hoàn toàn nhầm.

Đứa trẻ sơ sinh thấy người lớn theo đúng như thực chất của họ: vô minh, tàn bạo, ngoan cố, v.v.

Các cái Tôi của trẻ sơ sinh đến và đi, chúng lượn quanh nôi, mong được thâm nhập vào cơ thể mới, nhưng vì đứa trẻ vẫn chưa hình thành tính cách nên mọi nỗ lực của cái Tôi để bước vào cơ thể mới đểu là không thể.

Đôi khi, trẻ con sợ hãi khi nhìn thấy những bóng ma hay những cái Tôi đang tiến đến gần nôi của chúng, và vì thế chúng hét lên, chúng khóc; nhưng người lớn không hiểu điều này và họ cho rằng đứa trẻ bị ốm, hay đói hoặc khát; đó là sự vô minh của người lớn.

Khi tính cách mới đang hình thành, các cái Tôi từ kiếp trước từ từ thâm nhập vào cơ thể mới.

Khi toàn bộ các cái Tôi đã hiện thân, chúng ta xuất hiện trước thế giới cùng với sự xấu xí khủng khiếp nội tại đó. Những cái tôi đó hình thành nên nhân cách của chúng ta. Do đó, chúng ta đi khắp nơi như những kẻ mộng du, luôn luôn vô thức, luôn luôn ngoan cố.

Khi chúng ta chết, ba yếu tố sau sẽ được chôn dưới mộ:

  1. Cơ thể vật chất
  2. Sinh khí hữu cơ
  3. Tính cách

Sinh khí, hay còn gọi là phantasm [3], tan rã dần dần bên cạnh huyệt mộ cùng với sự tan rã của cơ thể vật chất.

Menin_Gate_at_midnight_(Will_Longstaff)
Tranh: Menin Gate at Midnight bởi Will Longstaff, 1927

Nhân cách là tiềm thức hoặc vô thức, nó đi vào và rời khỏi ngôi mộ bất cứ lúc nào nó muốn, nó cảm thấy hạnh phúc khi những người đưa tang mang hoa cho nó, nó yêu người thân của nó; và nó tan rã rất chậm cho đến khi trở thành cát bụi vũ trụ.

Khi chúng ta chết đi, phần vẫn tiếp tục tồn tại [và tái sinh] chính là Ego, cái Tôi đa nguyên, Bản thân mình, một núi những ác quỷ [4] đang giam giữ Tinh chất, Tâm thức trong đó. Khi đến giờ trở về, chúng sẽ hiện thân lại.

Đáng tiếc rằng cùng với việc hình thành nhân cách mới cho đứa trẻ, các cái Tôi cũng sẽ được hiện thân lại.


Ghi chú

[1] Từ “Điều kiện tâm lý” ở đây chỉ khái niệm “phản xạ có điều kiện“.

[2] Ba phần trăm tâm thức

Khi mới tái sinh ở thế giới này,  tất cả mỗi chúng ta đều có ba phần trăm tâm thức tự do. Chín mươi bảy phần trăm còn lại được chia ra thành tiềm thức (subconsciousness), ngoài thức (infraconsciousness), và vô thức (unconsciousness). Ba phần trăm tâm thức có thể được tăng lên khi chúng ta rèn luyện bản thân. (Samael Aun Weor – The Great Rebellion)

[3] Phantasm (tiếng Anh) chỉ một hiện tượng giống như ma. Tuy nhiên, từ “ma” hay được dùng để chỉ ngạ quỷ hoặc quỷ đói (tiếng Phạn: preta). Trong bối cảnh này từ Phantasm hoàn toàn khác với ngạ quỷ. Theo Phật giáo, con người khi chết đi và không siêu thoát thì sẽ thành ngạ quỷ. Tuy nhiên, Phantasm là năng lực sinh khí của mỗi người, nó có sẵn trong chúng ta khi sinh ra. Khi chết đi, năng lực này không có khả năng tái sinh ở một nơi khác mà nó sẽ tồn tại trên thế giới vật chất. Nó sẽ được phân hủy dần dần sau một thời gian khi cơ thể vật chất đã chết đi.

[4] Ma quỷ (tiếng anh: devils) ở đây được dùng để chỉ ego và để nhấn mạnh về bản chất xấu xa của chúng.  Độc giả không nên nhầm lẫn ego với ngạ quỷ hay bất kỳ loại chúng sinh nào trong sáu cõi luân hồi.

← Trước: Chương 25 – Luật Quay Trở Lại và Tái Diễn Tiếp theo: Chương 27 – Người Pha-ri-si và người thu thuế

Leave a Reply