Chương 14 – Những suy nghĩ tiêu cực

✏ Tác giả: Samael Aun Weor, 📖 Tâm Lý Học Cho Sự Chuyển Hóa Triệt Để

Trong thời đại thoái hóa và suy đồi này, những người suy nghĩ một cách sâu sắc và hoàn toàn chú tâm bị coi là bất thường.

Các ý nghĩ khác nhau nổi lên từ trung tâm trí thức[1], không phải từ một cái Tôi vĩnh cửu như các học giả ngu dốt vẫn lầm tưởng, mà là từ các cái Tôi khác nhau trong mỗi chúng ta.

Khi một người suy nghĩ, người đó tin chắc rằng mình đang nghĩ trong bản thân mình và bởi chính mình.

Động vật trí năng khốn khổ không muốn thừa nhận rằng những suy nghĩ chạy qua tâm trí đều bắt nguồn từ những cái Tôi khác nhau mà chúng mang theo bên trong.

Điều này có nghĩa rằng chúng ta không thật sự là những cá thể đang suy nghĩ; thực ra, chúng ta vẫn chưa có tâm trí độc lập và hợp nhất.

Tuy nhiên, mỗi cái Tôi khác nhau mà chúng ta mang theo bên trong đều sử dụng trung tâm trí thức[1] của chúng ta. Chúng lấy mọi cơ hội để tận dụng trung tâm tri thức cho việc suy nghĩ.

Vì vậy, việc đồng nhất bản thân mình với các suy nghĩ tiêu cực và độc hại, tin rằng nó là đặc tính riêng của mình, quả là một điều ngớ ngẩn.

Rõ ràng, các suy nghĩ tiêu cực xuất phát từ một cái Tôi nào đó mà trong một thời điểm nhất định đã lạm dụng trung tâm tri thức của chúng ta.

Có nhiều loại suy nghĩ tiêu cực khác nhau: nghi ngờ, không tin tưởng, ý xấu với người khác, ghen tuông mãnh liệt, ghen tuông về tôn giáo, ghen tuông về chính trị, ghen tuông với người thân hoặc bạn bè, tham lam, dục vọng, hận thù, giận dữ, kiêu ngạo, đố kỵ, thù ghét, oán giận, trộm cắp, ngoại tình, lười biếng, tham ăn, v.v.

Thật vậy, kể cả có một cái miệng sắt và một ngàn cái lưỡi để nói, chúng ta cũng không thể liệt kê được toàn bộ những khiếm khuyết tâm lý của mình bởi chúng quá nhiều.

Do đó, như một hậu quả hay hệ quả của những thứ ở trên, đồng nhất với các ý nghĩ tiêu cực quả là một điều rồ dại.

Bởi không có quả nào tồn tại mà lại không có nhân, chúng ta chính thức khẳng định rằng một suy nghĩ không thể tự tồn tại, hay nảy sinh một cách ngẫu phát[2]

Quan hệ giữa người suy nghĩ và suy nghĩ là hiển nhiên. Mỗi suy nghĩ tiêu cực đều bắt nguồn từ một “người suy nghĩ” riêng biệt.

Trong mỗi chúng ta, số “người suy nghĩ” tiêu cực nhiều như số suy nghĩ tiêu cực.

Sau khi xem xét vấn đề này từ góc độ “những người suy nghĩ và những suy nghĩ“, chúng ta nhận ra rằng mỗi một cái Tôi chúng ta mang theo trong tâm trí mình chắc chắn là một người suy nghĩ khác nhau.

Không nghi ngờ gì nữa, có quá nhiều “người suy nghĩ” tồn tại bên trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định mỗi kẻ suy nghĩ bên trong đều tin rằng mình là toàn bộ, mặc dù chúng chỉ là một phần mà thôi…

Những kẻ tự lừa dối, những kẻ vĩ cuồng, những kẻ ái kỷ, và những kẻ hoang tưởng sẽ không bao giờ chấp nhận luận đề về “nhiều người suy nghĩ” bởi vì họ quá yêu bản thân mình. Họ cảm thấy mình là “Bố của Tarzan” hay “Mẹ của Siêu Nhân” [3]

Làm sao mà những kẻ dị thường đó có thể chấp nhận được rằng họ không sở hữu một tâm trí cá nhân, tuyệt vời và rực rỡ?

Tuy nhiên, những kẻ biết-tuốt ngu xuẩn luôn nghĩ những gì tốt đẹp nhất về bản thân và thậm chí còn khoác lên mình chiếc áo choàng của Aristippus để thể hiện trí tuệ và sự khiêm tốn…

Theo truyền thuyết cổ xưa, Aristippus muốn thể hiện trí tuệ và sự khiêm tốn. Do đó, ông khoác lên mình một chiếc áo choàng cũ kỹ đầy những miếng vá và lỗ thủng, rồi ông cầm chiếc gậy triết học [4] trong tay phải và đi trên các con phố của Athens.

Khi Socrates nhìn thấy Aristippus đi đến, ông đã hét lên rằng: “Ôi Aristippus, sự kiêu ngạo của con đang lộ ra qua những lỗ hở trên y phục”.

Ảnh minh họa từ sách “The History of Philosophy” (Lịch sử triết học), bởi Thomas Stanley, 1655

Người nào không liên tục sống trong trạng thái tỉnh giác, trong sự nhận thức tỉnh táo, biết rằng mình đang nghĩ, thì sẽ dễ dàng đồng nhất bản thân mình với bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào.

Thật đáng tiếc, kết quả của việc này là sự tăng cường sức mạnh tai hại cho cái Tôi tiêu cực, tác giả của suy nghĩ đó.

Chúng ta càng đồng nhất bản thân mình với một suy nghĩ tiêu cực nào đó, chúng ta càng trở thành nô lệ của cái Tôi nhân cách hóa suy nghĩ đó.

Về Gnosis, về Con đường Bí mật, về việc rèn luyện bản thân mình, những cám dỗ cụ thể của riêng chúng ta có thể thấy được ở trong chính những cái Tôi ghét Gnosis, những kẻ ghét công việc trên con đường bí ẩn. Những cái Tôi này không phớt lờ rằng sự tồn tại của chúng trong tâm trí của chúng ta đang bị đe dọa đến chết bởi Gnosis và bởi công việc này.

Những cái Tôi tiêu cực và hiếu chiến có thể chỉ đạo các bộ phim tâm lý được lưu giữ trong trung tâm trí thức của chúng ta một cách dễ dàng, mà theo đó hình thành các dòng tư tưởng độc hại và nguy hiểm.

Nếu chúng ta cứ chấp nhận những suy nghĩ đó, những cái Tôi tiêu cực mà tại bất kỳ một thời điểm nào cũng điều khiển trung tâm tri thức của chúng ta, thì chúng ta sẽ không thể thoát khỏi ảnh hưởng của chúng.

Chúng ta không bao giờ được quên rằng mọi cái Tôi tiêu cực đều tự đánh lừa bản thân và đánh lừa người khác. Kết luận là chúng nói dối.

Mỗi khi chúng ta cảm thấy mất sức mạnh đột ngột, khi người học trò cảm thấy thất vọng với Gnosis, chán công việc huyền bí, khi một người mất đi sự nhiệt tình và từ bỏ những gì tốt đẹp nhất, thì hiển nhiên người đó đã bị đánh lừa bởi một cái Tôi tiêu cực.

Cái Tôi tiêu cực của sự ngoại tình phá hủy các gia đình quyền quý và gây hại cho trẻ nhỏ.

Cái Tôi tiêu cực của sự ghen tuông, lừa dối những người yêu thương nhau và hủy hoại hạnh phúc của họ.

Cái Tôi tiêu cực của sự kiêu ngạo về hiểu biết huyền bí học lừa dối những tín đồ của Con đường. Vì vậy, tin là mình có trí tuệ, họ coi thường hoặc phản bội Bậc Thầy của mình.

Cái Tôi tiêu cực lợi dụng những kinh nghiệm cá nhân, những ký ức, những khao khát tốt đẹp nhất và sự chân thành của chúng ta. Vì vậy, qua sự lựa chọn cẩn thận giữa tất cả những yếu tố này, cái Tôi tiêu cực trình diện thứ gì đó dưới ánh sáng giả dối, thứ gì đó mê hoặc chúng ta. Do đó, kết quả sẽ là sự thất bại…

Tuy nhiên, khi một người bắt quả tang cái Tôi đó, khi một người học cách sống trong trạng thái cảnh giác thì sự lừa dối đó là không thể.


Ghi chú

[1] Trung tâm trí thức – cơ thể con người co 5 trung tâm xử lý: Trung tâm trí thức (trong ảnh minh họa ghi trung tâm trí tuệ), trung tâm vận động, trung tâm cảm xúc, trung tâm bản năng, trung tâm sinh dục.

screen-shot-2017-03-06-at-3-56-21-pm

[2] Học thuyết nảy sinh ngẫu phát là học thuyết sai lầm của sinh học thế kỷ 19, cho rằng một số loại con vật nhỏ (ví dụ như sán dây) có thể xuất hiện một cách tự nhiên, không cần sinh ra từ loài con vật tương tự.

[3] Bản gốc: “bố của Tarzán” hay “mẹ của los pollitos”

[4] Cái gậy triết học – “triết học” ngày xưa chỉ một con đường tu tập trọn vẹn, bao gồm giáo pháp, đạo đức, khí công, và thiền. Cái gậy tượng trưng cho cột sống, cho kundalini, và cho tâm thức giác ngộ, giống như ký hiệu Caduceus trong logo của trang gnosis.vn.

← Trước: Chương 13 – Người quan sát và người bị quan sátTiếp theo: Chương 15 – Tính Chất Tự Chủ

Leave a Reply