- Tiếng Pháp: Le Verbe
- Tiếng Hy lạp: λόγος (Phiên âm: lô-gôs)
- Tiếng Do Thái: דָּבָר (Phiên âm: đa-bar)
- Tiếng Anh: The Verb, The Word
- Tiếng Việt: Ngôi lời, Ngôn từ
Ngôi lời là cụm từ xuất hiện trong Kinh Thánh. Định nghĩa của từ này trong bối cảnh của Gnosis xuất phát từ tiếng Pháp, trong sách của Eliphas Levi. Kinh Thánh định nghĩa Ngôi Lời như sau:
Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở với Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Từ ban đầu, Ngài ở với Đức Chúa Trời. Muôn vật đều do Ngài tạo dựng, không một loài thọ tạo nào được tạo dựng mà không bởi Ngài. Trong Ngài có sự sống, sự sống là ánh sáng cho loài người. Ánh sáng soi trong bóng tối, nhưng bóng tối không tiếp nhận ánh sáng.
(Giăng 1:1-5, Kinh Thánh Tân Ước)
Ba Ngôi (tiếng Latinh: Trinitas) là Thiên Chúa, theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị:
1. Chúa Cha
2. Chúa Con
3. Chúa Thánh Linh
(Wikipedia: Ba Ngôi)
Trong Phật giáo huyền bí cũng như Phật giáo công truyền của phương Bắc, Adi-Buddha, Đấng bí ẩn, không có điểm bắt đầu hay kết thúc, tương ứng với Parabrahm [trong đạo Bà La Môn] hoặc Ain-soph [trong đạo Do Thái và Kitô Giáo huyền bí] phát ra một tia sáng rực rỡ từ ở trong bóng tối. Đó là Ngôi lời (thứ nhất), được gọi là Vajradhara, là Đức Phật tối cao hay còn gọi là Đức Kim Cương Trì [Dorje Chang]. Vì Ngài là Chúa tể của các bí ẩn cho nên Ngài không thể hiện thân, tuy nhiên, Ngài gửi trái tim kim cương (tiếng bác Phạn: Vajrasattva, Tây Tạng: Dorjesempa) vào thế giới hiện thị. Đó là Ngôi lời thứ hai trong tạo hóa. Bảy vị Thiền-Phật (tiếng Bắc Phạn: Dhyani-Buddha) xuất phát từ đó. Các trường phái Phật giáo không thuộc Phật giáo Huyền bí chỉ nói về năm vị Thiền-Phật, được vọi là Anupadaka, tức là “Đấng sinh ra không có cha mẹ”. Các vị Phật này là các Đơn tử nguyên thủy đến từ Vô Sắc giới (tiếng bác Phạn: Arupa-Loka). [Trên Vô Sắc giới] các vị Phật này không có hình dáng hay tên gọi trong các trường phái Phật giáo thông thường nhưng trong Phật giáo huyền bí thì có bảy tên gọi khác nhau.
(H. P. Blavatsky – The Secret Doctrine, Vol. I)
Eliphas Levi định nghĩa Le Verbe như sau:
Sức mạnh trí tuệ, hoạt động bằng cách siêu việt và tuyệt đối trong sự di chuyển phổ quát, chúng ta gọi là verbe. Đó là động lực của Đức Cha. Nó không thể không ra kết quả, cũng như không thể nào dừng lại trước khi đạt tới kết quả.
Nguồn: The Doctrine and Ritual of High Magic bởi Eliphas Levi, bản dịch tiếng Anh của John Michael Greer và Mark Anthony Mikituk
Eliphas Levi viết sách bằng tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp, từ “verbe” có nhiều ý nghĩa khác nhau: “động từ”, “giọng nói”, “ngôn ngữ”, “ngôi lời”.
Vì tiếng Việt không có từ nào có cả bốn ý nghĩa ở trên, nên chúng ta tạm dịch Le Verbe là Ngôi lời.
Có người muốn tách biệt Ngôi lời Thiêng liêng ra khỏi Phép Tình dục. Việc này là lố bịch. Không ai có thể hiện thân Ngôi lời khi không có Phép Tình dục. Chúa Giê-su chính là hiện thân của Ngôi lời. Chúa Giê-su chính là Ngôi lời thành xương thịt và ngài đã dạy Phép Tình dục ngay trong phúc âm của thánh Giăng. Bây giờ chúng ta cần phải học chương ba của Phúc âm Thánh Giăng từ câu một đến câu hai mươi. Chúng ta hãy đọc:
Trong số những người Pha-ri-si, có một người tên là Ni-cô-đem, một nhà lãnh đạo của dân Do Thái. Ban đêm, ông đến với Đức Chúa Jêsus và nói: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến. Nếu Đức Chúa Trời không ở cùng thì không ai làm được những dấu lạ mà Thầy đã làm.” Đức Chúa Jêsus đáp: “Thật, Ta bảo thật ngươi, nếu một người không được sinh lại, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời.” (Giăng 3:1-3)
Ở chỗ này quý độc giả thấy rằng đây là vấn đề liên quan đến tình dục. Việc sinh ra là vấn đề của tình dục và sẽ mãi mãi [là vấn đề liên quan đến tình dục]. Không ai có thể được sinh ra từ lý thuyết. Chúng ta chưa bao giờ gặp một người được sinh ra từ một lý thuyết hay giả thuyết. Được sinh ra không liên quan đến tín ngưỡng. […]
Người đã hiện thân Linh Hồn có thể chuẩn bị bản thân để hiện thân Ngôi lời. Không ai có thể hiện thân Ngôi lời nếu vẫn chưa hiện thân Linh hồn của mình. Không ai có thể hiện thân Linh hồn nếu vẫn chưa sinh ra các Phương tiện Kitô-hóa với Phép Tình dục. Đó là thực tế khắc nghiệt của sự việc này.
(Samael Aun Weor – Hôn Nhân Hoàn Hảo – Chương 9)
Thần khúc (La divina commedia của Dante Aleghieri) nói rõ rằng Đức Chúa Thánh Linh là chồng của Đức Mẹ Thần Thánh. Do đó, Đức Chúa Thánh Linh tự phô mình để hiện ra vợ của Ngài. Đức Mẹ Thần Thánh là Shakti của Đạo Bà La Môn. Khái niệm này cần phải được biết và được hiểu. Một số người, khi thấy Ngôi Lời thứ ba phô mình để hiện ra Đức Mẹ Kundalini, (hay còn gọi là Shakti, Nữ Thần có nhiều tên gọi), thì tin rằng Đức Chúa Thánh Linh là nữ. Thực ra họ đã nhầm. Đức Thánh Linh thuộc nam giới, nhưng khi phô mình để hiện ra Đức Mẹ sẽ tạo thành Cặp Đôi Thần Thánh đầu tiên. Đây là Elohim sáng tạo, là Kabir – hay còn gọi là Đại Thầy Tu, là Ruach Elohim mà theo Môi-se, đã ươm tạo nước vào thời điểm hình thành thế giới.
(Samael Aun Weor – Tarot và Kabbalah)