Phượng hoàng

Phượng hoàng – ảnh minh hoạ bởi Friedrich Justin Bertuch – 1806

Hình ảnh chim phượng hoàng đóng vai quan trọng trong thần thoại Châu Á cũng như phương Tây. Câu chuyện về chim phượng hoàng xuất hiện ở phương Tây trong kinh sách của Hy Lạp, Ai Cập, và Ba tư. Theo truyền thuyết này, con phượng hoàng chết đi khi bị thiêu cháy bằng ngọn lửa nội tại, rồi phục sinh và bay lên từ tro tàn.

Chim Phượng hoàng bị thiêu cháy, rồi phục sinh từ tro tàn (Harry Potter Và Phòng Chứa Bí Mật)

Thầy Samael Aun Weor giải thích về ý nghĩa của thần thoại này như sau:

Ở Ấn Độ, người ta biết rằng những điểm đạo đồ hay Yogi đang tìm kiếm sự hòa hợp với Thượng đế và sau khi đã tìm được Thượng đế rồi thì họ không còn gì để tìm kiếm nữa. Tuy nhiên, nếu muốn tiến bộ thêm một chút nữa, thì họ phải đi sâu vào lòng Thượng đế. Để đi sâu vào lòng Thượng đế (vì Thượng đế không phải là người; Thượng đế chính là bản chất thần thánh [của tất cả mọi người]), ta cần đi xuống một lần nữa bằng cách đi lùi, ta phải cố gắng làm Hòn đá triết học sống lại và đi lên trở lại.

Rõ ràng, nếu ai đó làm như vậy, họ sẽ thâm nhập vào sâu hơn. Công việc này được biểu tượng bởi con chim phượng hoàng nổi tiếng. Đó là một con chim bay lượn xung quanh, và có vương miện bằng vàng tối thượng, chân nó bằng vàng, bộ lông nó màu xanh lam, nó sống hàng nghìn, hàng vạn năm. Thần thoại kể rằng cuối cùng khi cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, con chim ấy đã làm một cái tổ bằng trầm hương, nhựa thơm, lô hội, gỗ đàn hương, v.v., và ở đó nó bùng cháy.

Toàn bộ thiên nhiên chìm đắm trong nỗi buồn sâu thẳm khi nhìn thấy con chim phượng hoàng hóa thành tro bụi. Nhưng cuối cùng nó đã phục sinh từ đống tro tàn của chính mình, mạnh mẽ, huy hoàng và sâu sắc hơn trước. Cả thiên nhiên đều kính sợ và ngưỡng mộ nó.

Vì vậy, ai mà ném hòn đá triết học xuống nước để tìm kiếm một thứ gì đó, để tìm cách phục sinh cho hòn đá của chính mình về sau này, thì họ sẽ phải trả giá bằng rất nhiều đau đớn, rất nhiều hy sinh, rất nhiều khổ cực. Nhưng bù lại, người đó sẽ mang lại sự sống cho một hòn đá có nhiều sức mạnh hơn, thần thánh hơn, một hòn đá của những đức hạnh phi thường nhất, không thể nào tả xiết.

(Trích bài giảng của Thầy Samael Aun Weor về Dòng Âm thanh)
Phượng Hoàng – Bảo Tàng J. Paul Getty, thế kỷ 13
Phượng Hoàng, thế kỷ 13, bảo tàng J. Paul Getty

Leave a Reply