Bảo Hộ Ngưỡng Cửa

☰ Tiếng Anh: Guardian of the Threshold

Bảo hộ Ngưỡng cửa bởi Reginald W. Machell, 1895

Phép thuật trắng và ma thuật là hai thứ khác nhau. Vị thầy nội tại của pháp sư là Bản thể con người. Vị thầy nội tại của nhà ma thuật là Bảo Hộ Ngưỡng Cửa, hay còn gọi là Bảo hộ Tâm thức, Bảo hộ Khu vực, Bảo hộ Phòng riêng hay Bảo hộ Chính điện.  Bản thể là linh hồn thần thánh, là bản chất đích thực và là thiên thần nội tại của chúng ta. Bảo hộ Ngưỡng Cửa là bề sâu nội tại của cái Tôi thú vật.  Bản thể là ngọn lửa rực cháy của Horeb.  Theo Mô-se thì Bản thể là Ruach Elohim, đấng đã gieo mầm trên mặt nước vào buổi bình minh của thế giới1 . Ngài là Dương Vương của chúng ta, là Đơn Tử của chúng ta, được Cicero gọi là alter ego. Bảo hộ Ngưỡng Cửa là Sa-tan, là con quái thú nội tại, là nguồn gốc của tất cả các đam mê thú vật và khao khát tàn bạo trong mỗi chúng ta.  Con người thật của pháp sư là Bản thể.  Cái Tôi tối thượng của nhà ma thuật là Bảo Hộ Ngưỡng Cửa. Sức mạnh huyền diệu của Bản thể là thiêng liêng. Sức mạnh phép thuật của Bảo hộ Ngưỡng Cửa là ác hiểm. Pháp sư tôn thờ Bản thể.  Nhà ma thuật thờ người Bảo hộ Ngưỡng Cửa. Pháp sư dùng sức của Bản thể để làm phép màu thiết thực vĩ đại. Nhà ma thuật thờ Bảo hộ Ngưỡng Cửa để làm phép thuật đen. 

(Samael Aun Weor – Cách Mạng Beelzebub)

Bảo hộ ngưỡng cửa [thứ nhất]

Thử thách đầu tiên mà ứng viên phải đối mặt là thử thách của bảo hộ ngưỡng cửa. Đây là tấm gương phản chiếu cái tôi, khía cạnh sâu thẳm và riêng tư của cái tôi. Rất nhiều người thất bại trong thử thách khủng khiếp này.

Ứng viên phải gọi bảo hộ ngưỡng cửa lên khi đang ở trong cõi nội tại. Một cơn bão điện kinh hoàng sẽ xảy ra trước khi bảo hộ ngưỡng cửa khủng khiếp này xuất hiện.

“Bảo hộ ngưỡng cửa”, tranh của R. Machell (1854–1927)

Con ấu trùng của ngưỡng cửa được trang bị một năng lực thôi miên đáng sợ. Quả thật con quái vật này có tất cả sự kinh tởm của những tội lỗi của chính chúng ta. Đó là tấm gương sống phản chiếu những thói xấu của chúng ta. Đây là một cuộc chiến tay đôi, mặt đối mặt kinh hoàng.

Nếu bảo hộ ngưỡng cửa đánh bại ứng viên, họ sẽ bị con quái vật gớm ghiếc này bắt làm nô lệ. Nếu thắng, con quái vật trên ngưỡng cửa sẽ sợ hãi bỏ chạy. Sau đó, một âm thanh kim loại vang lên rung chuyển cả vũ trụ và điểm đạo đồ được đưa đến sảnh đường trẻ thơ. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến câu nói của đạo sư Giê-su Kitô:

“Nếu các con không thay đổi và trở nên giống như con trẻ, các con không thể vào nước thiên đàng được.” (Ma-thi-ơ 18:3, Kinh Thánh)

Trong sảnh đường trẻ thơ, ứng viên được các thánh sư tiếp đón nồng hậu. Niềm hân hoan khi đó là vô hạn vì một con người đã bước vào con đường điểm đạo. Toàn thể Hội điểm đạo (đều là trẻ con) chúc mừng ứng viên, người đã đánh bại bảo hộ ngưỡng cửa thứ nhất. Thử thách này diễn ra ở thế giới cảm xúc.

Bảo hộ ngưỡng cửa thứ hai

Bảo hộ Ngưỡng Cửa có một khía cạnh thứ hai, là khía cạnh lý trí. Chúng ta phải biết rằng tâm trí của con người vẫn chưa có nhân tính mà đang phát triển ở giai đoạn thú vật. Trong cõi lý trí, mỗi người đều mang diện mạo một con vật tương ứng với tính cách của mình. Người xảo quyệt thực sự xuất hiện trong hình dáng của một con cáo. Người dâm dục thì mang diện mạo của một con chó hoặc con dê đực, v.v.

Cuộc chạm trán với bảo hộ ngưỡng cửa ở cõi lý trí còn kinh khiếp hãi hùng hơn cả ở cõi cảm xúc. Sự thực thì bảo hộ ngưỡng cửa thứ hai chính là người bảo hộ vĩ đại của ngưỡng cửa thế giới.

Trận chiến với bảo hộ ngưỡng cửa thứ hai thường rất kinh khủng. Ứng viên phải gọi bảo hộ ngưỡng cửa này lên ở cõi lý trí. Trước khi nó xuất hiện, sẽ có một cơn bão điện đáng sợ xảy ra. Nếu ứng viên chiến thắng thì họ sẽ được chào đón nồng nhiệt ở sảnh đường trẻ thơ của cõi lý trí. Nếu thất bại, họ sẽ bị con quái vật khủng khiếp này bắt làm nô lệ. Tất cả những tội ác tinh thần của chúng ta đều được hiện thân trong con ấu trùng này.

Bảo hộ ngưỡng cửa thứ ba

Cuộc chạm trán với người bảo hộ ngưỡng cửa thứ ba diễn ra trong cõi ý chí. Con quỷ ác ý là con quái vật khủng khiếp nhất trong ba con. Con người thường làm theo ý muốn của cá nhân còn các bậc thầy ở Bạch hội quán chỉ làm theo ý muốn của đức Cha, dù ở dưới đất hay trên trời.

Khi ứng viên chiến thắng trong thử thách thứ ba thì họ lại được tiếp đón nồng nhiệt ở sảnh đường trẻ thơ. [Ở đó có] tiếng nhạc diệu kỳ không tả xiết và lễ hội thì thật là long trọng.

Chương 19 – Điểm đạo của sách Hôn Nhân Hoàn Hảo – Samael Aun Weor

Ghi chú:

[1] Và, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. (Sáng Thế 1:2, Kinh Thánh)

Từ “vận hành” ở trên cũng có thể dịch là “gieo giống”, “phì nhiêu” hay là “làm cho sinh sản”. Tín đồ Kitô giáo phân tích kinh Sáng Thế Ký như truyện thần thoại về việc tạo thành trái đất. Về cơ bản thì chúng tôi đồng ý với cách phân tích đó. Tuy nhiên, Kinh Thánh ẩn giấu nhiều ý trong mỗi câu. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn thì mới có thể hiểu được ý nghĩa của từng câu truyện đối với cuộc sống hiện tại. Truyền thống Kabbalah coi kinh Sáng Thế như sách hướng dẫn quá trình tu tập và phát triển linh hồn con người. Theo Kabbalah thì “trái đất vô hình và trống không” ở đây tượng trưng cho linh hồn con người khi chưa bắt đầu tập luyện. Từ “vô hình” ở đây nghĩa là “chưa có hình thức nào rõ ràng, cụ thể”.  Từ “nước” trong Kinh Thánh tượng trưng cho khí lực.

518662908_1280x720
Môi-se và ngọn lửa rực cháy của Horeb

Leave a Reply