Đức Thánh Linh

Đức Thánh Linh là ngôi thứ ba trong Tam Vị Nhất Thể hay còn gọi là Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Ba Ngôi bảo gồm: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Linh. Trong Kabbalah, Chúa Thánh Linh ở trong Sephirah Binah.

Tam Thân của Phật Giáo có liên quan trực tiếp với Thiên Chúa Ba Ngôi. Tam Thân bao gồm:

  1. Pháp Thân (Dharmakaya), liên quan đến Đức Chúa Cha
  2. Báo Thân (Sambhogakaya), liên quan đến Đức Chúa Con
  3. Ứng Thân (Nirmanakaya), liên quan đến Đức Chúa Thánh Linh

“Ngọn lửa của Đức Chúa Thánh Linh, được đạo Bà La Môn gọi là Kundalini, là con rắn lửa màu nhiệm của chúng ta.” (Samael Aun Weor – Hôn Nhân Hoàn Hảo)

duc-thanh-linh
Vào ngày lễ Thất Tuần, họ đang họp chung một chỗ. Bỗng nhiên có tiếng như gió mạnh thổi ào ào từ trời đầy khắp phòng nơi họ đang ngồi. Họ thấy các ngọn lửa tản ra đậu trên mỗi người. Tất cả được đầy Thánh Linh và bắt đầu nói các thứ ngôn ngữ khác theo quyền năng Thánh Linh cho. (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-4, Kinh Thánh)

Thần khúc (La divina commedia của Dante Aleghieri) nói rõ rằng Đức Chúa Thánh Linh là chồng của Đức Mẹ Thần Thánh. Do đó, Đức Chúa Thánh Linh tự phô mình [1] để hiện ra vợ của Ngài. Đức Mẹ Thần Thánh là Shakti của Đạo Bà La Môn. Khái niệm này cần phải được biết và được hiểu. Một số người, khi thấy Ngôi Lời thứ ba phô mình để hiện ra Đức Mẹ Kundalini, (hay còn gọi là Shakti, Nữ Thần có nhiều tên gọi), thì tin rằng Đức Chúa Thánh Linh là nữ. Thực ra họ đã nhầm. Đức Thánh Linh thuộc nam giới, nhưng khi phô mình để hiện ra Đức Mẹ sẽ tạo thành Cặp Đôi Thần Thánh đầu tiên. Đây là Elohim sáng tạo, là Kabir – hay còn gọi là Đại Thầy Tu, là Ruach Elohim mà theo Môi-se, đã ươm tạo nước vào thời điểm hình thành thế giới [2](Samael Aun Weor – Tarot và Kabbalah)

“Người ta nói rằng tín đồ đạo Kitô nguyên thủy thờ con cừu con, con cá, và con chim bồ câu trắng như vật tượng trưng cho Đức Chúa Thánh Linh” (Samael Aun Weor – Hôn Nhân Hoàn Hảo)


Ghi chú

[1] Kinh Kybalion nói, “Vũ trụ là giấc mơ trong tâm của Đức Chúa.” Từ “Đức Chúa” ở đây chỉ Cõi tuyệt đối, được Phật giáo gọi Tính Không (tiếng Phạn Sunyata), chứ không phải một vị thần có hình dáng giống như con người.

Trong khi ngủ, chúng ta cũng phân tâm ra thành nhiều nhân vật có khả năng hành động như độc lập. Những nhân vật trong giấc mơ giống con người với ý thức riêng và thậm chí có thể tranh luận với mình, mặc dù những nhân vật đó nằm hoàn toàn ở trong tâm của mình. Con người ở trong cõi vật chất cũng giống như thế. Mặc dù bản chất chúng ta là Không Tính nhưng mọi người cảm thấy như mình là cá nhân độc lập.

Thầy Samael bảo rằng Đức Thánh Linh “phô mình” để tạo thành Đức Mẹ Thần Thánh. Mặc dù việc tạo thành Đức Mẹ Thần Thánh không giống chính xác như việc tạo thành nhân vật trong giấc mơ, nhưng chúng ta loại suy về giấc mơ để có một chút hiểu biết về  khái niệm “phô mình” này. Phép loại suy vũ trụ, mặc dù có khi không chính xác, nhưng vẫn có thể giúp chúng ta hiểu những khái nhiệm mà không thể diễn ra bằng cách nào khác.

“Trên sao dưới vậy.” – Hermes Trismesgistus

[2] “Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất. Lúc ấy, đất không có hình thể và còn trống không. Bóng tối, bao trùm vực thẳm và Thần Linh của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” (Sáng Thế Kỷ 1:1-3 – Kinh Thánh)


Leave a Reply