Lĩnh hội sáng tạo – Bốn cấp độ của việc đọc hiểu

“lĩnh hội sáng tạo” là thuật ngữ của ngành sư phạm

Việc loại bỏ cái Tôi đòi hỏi sự lĩnh hội sáng tạo. Vậy nhưng lĩnh hội sáng tạo là gì? Trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục, người ta thường nói rằng khi một đứa trẻ học cách đọc thì đứa trẻ đó phát triển được kỹ năng đọc hiểu theo từng cấp độ. Một số tác giả nói về ba cấp độ. Số khác sử dụng các mô hình với bốn, năm hoặc bảy cấp độ. Cấp độ cao nhất của sự lĩnh hội được gọi là Lĩnh hội Sáng tạo. Dưới đây là một ví dụ về mô hình bốn cấp độ, được trích từ tạp chí Reading Horizons năm 1977:

Vì mục đích khái quát hóa, sự lĩnh hội ở đây được định nghĩa là bốn cấp độ tư duy:

1. Nguyên văn
2. Suy luận
3. Phản biện
4. Sáng tạo

Cũng như các cách tiếp cận về định nghĩa trước đây, định nghĩa này không phải là tuyệt đối. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải có một xuất phát điểm nào đó.

1. Lĩnh hội nguyên văn bao hàm việc đọc để nhận ra hoặc gợi nhớ thông tin được nêu một cách rõ ràng.

2. Lĩnh hội suy luận bao hàm việc sử dụng nhận thức cấp độ nghĩa đen và kết hợp chúng để đưa ra những giải thích rộng hơn so với những gì được nêu một cách rõ ràng.

3. Lĩnh hội phản biện bao hàm việc kết hợp tư duy nghĩa đen và nghĩa bóng để đưa ra những phán xét mang tính chủ quan hơn.

4. Lĩnh hội sáng tạo bao hàm việc sử dụng cách tư duy của cả ba cấp độ trước đó để khơi dậy các phản ứng mang tính tâm lý, tình cảm.

Sự phân chia thành bốn cấp độ này được sử dụng để làm cơ sở chung cho sự khái quát hóa. Nếu mô hình này trở nên khó khăn, hãy nhìn nhận sự phân chia trên một cách linh hoạt và thêm hoặc bớt các cấp độ khi cần thiết. Yêu cầu quan trọng trong việc giảng dạy kỹ năng lĩnh hội là giáo viên phải khái quát hóa được quá trình đó theo một cách dễ chịu và dễ hiểu.

(Nguồn: Teaching Language Clues to Reading Comprehension bởi John W Miller, Reading Horizons Journal, tháng 10 năm 1977)

Dưới đây là một phát biểu khác về bốn cấp độ như trên, được trích từ một bài viết gần đây trên Tạp chí Nghiên cứu Giảng dạy và Ngôn ngữ:

Thông thường, học sinh có thể trải qua bốn cấp độ đọc hiểu khi đọc. Từ thấp đến cao, chúng gồm lĩnh hội theo nghĩa đen, lĩnh hội theo nghĩa bóng, lĩnh hội phản biện và lĩnh hội sáng tạo.

1.  Lĩnh hội nguyên văn là khả năng của người đọc trong việc hiểu được những gì được nêu rõ ràng trong văn bản.

2.  Lĩnh hội suy luận hoặc diễn giải là việc người đọc hiểu được những gì không được nêu cụ thể trong văn bản bằng cách sử dụng kiến thức nền để giúp quyết định mối quan hệ giữa các câu và các đoạn.

3.  Lĩnh hội phản biện tập trung vào những phán xét cá nhân sau khi đọc bằng cách sử dụng tư duy phản biện.

4. Lĩnh hội sáng tạo là phản ứng tình cảm của người đọc. Nó tập trung nhiều hơn vào hoạt động sau khi đọc. Khi thực hiện quá trình đọc, người đọc sẽ có những ý tưởng mới.

(Nguồn: A Study on Teaching Methods of Reading Comprehension Strategies by Comparison between TEM-4 Reading Comprehension and IELTS Academic Reading Comprehension, Qian Feng and Liping Chen, Journal of Language Teaching and Research, Vol. 7, No. 6, pp. 1174-1180, November 2016)

Trong trường hợp về sự lĩnh hội đối với các trạng thái của cái Tôi, ta cũng có thể áp dụng mô hình tương tự. Hãy lấy cái tôi kiêu hãnh làm ví dụ:

  1. Lĩnh hội nguyên văn – Tôi đã thấy những gì xảy ra. Tôi đã quan sát cách mà cái Tôi kiêu hãnh thể hiện trong một hành động cụ thể trong cuộc sống. Ví dụ, tôi nhìn thấy bản thân nói điều gì đó với một người bạn với mục đích khiến cho người bạn đó nghĩ rằng tôi rất thông minh.
  2. Lĩnh hội suy luận hoặc diễn giải – Tôi hiểu một sự kiện cụ thể tôi đã thấy liên hệ như thế nào với các sự kiện khác trong cuộc sống của tôi. Ví dụ, tôi nhớ ra các tình huống khác khi chính cái Tôi đó đã tác động đến lời nói và hành động của tôi.
  3. Lĩnh hội phản biện – Tôi có thể hình dung được tình huống sẽ xảy ra thế nào nếu không có cái tôi kiêu hãnh. Tôi có thể mường tượng được cách khác để nói với bạn tôi mà không mang vẻ kiêu hãnh.
  4. Lĩnh hội sáng tạo – Tôi có thể ngắt sự kết nối giữa cảm giác về bản thân mình và cảm giác kiêu hãnh đó. Tôi cảm nhận được cảm giác kiêu hãnh từ góc nhìn của một người quan sát bên ngoài. Tôi cảm nhận được cái Tôi đó đã làm hại tôi thế nào và tôi cảm nhận được rằng sẽ tốt biết mấy nếu tôi được giải phóng khỏi nó. Nếu chỉ nghĩ rằng mình nên loại bỏ cái Tôi đó thì không phải là lĩnh hội sáng tạo; chúng ta phải cảm nhận từ góc nhìn của Tâm thức, tách biệt ra khỏi cảm giác kiêu hãnh. Đây được gọi là lĩnh hội sáng tạo bởi với cấp độ lĩnh hội này tôi có thể tạo ra một tình huống mới, khác biệt trong cuộc sống của mình. Tôi có thể tạo ra cách mới để phản ứng mà không bị kẹt trong những thói quen của quá khứ. Nó được gọi là sáng tạo còn là bởi nó dựa vào sức mạnh của các lực sáng tạo trong chính chúng ta.

Thành tố then chốt giúp phân biệt lĩnh hội sáng tạo với các hình thức lĩnh hội khác là cảm xúc. 

Thầy Samael có dạy rằng, để đạt được lĩnh hội sáng tạo, chúng ta cần cảm nhận được sự tách biệt giữa cái Tôi và Bản thể. Có nghĩa là, chúng ta cần phải tách rời bản thân mình khỏi một sự kiện, đứng bên ngoài, quan sát cái Tôi và cảm nhận bằng Tâm thức.

Trong trạng thái nhận thức tỉnh táo và chú tâm, chúng ta có thể thực chứng rằng những khuyết điểm ẩn khuất sẽ bùng lên một cách tự nhiên. Hiển nhiên rằng chúng ta phải rèn luyện với khuyết điểm vừa phát hiện được để tách nó ra khỏi tâm trí. Nếu muốn giải trừ một khuyết điểm thì chúng ta phải không được đồng nhất bản thân mình với cái Tôi đó.

Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang đứng trên một thanh gỗ và chúng ta muốn dựng nó lên để dựa nó vào một bức tường. Đây là một điều không thể nếu chúng ta vẫn đang đứng trên thanh gỗ đó. Rõ ràng chúng ta phải tách bản thân mình ra khỏi thanh gỗ đó trước, rồi chúng ta mới có thể cầm nó lên và đặt nó dựa vào bức tường. Cũng như vậy, nếu thực sự muốn loại bỏ một cấu trúc tâm lý ra khỏi tâm thì chúng ta phải không được đồng nhất bản thân mình với nó. Khi đồng nhất bản thân mình với một cái Tôi nào đó thì thay vì loại trừ, chúng ta lại củng cố cho nó mạnh hơn.

Giả sử rằng một cái Tôi đầy dục vọng đã lấy một hình biểu tượng nào đó trong trung tâm lý trí để phóng chiếu ra những cảnh tượng nhục dục và ghê tởm lên màn hình của tâm trí. Chắc chắn rằng cái Tôi đầy dục vọng đó sẽ được củng cố hơn khi chúng ta đồng nhất mình với những hình ảnh đó. Ngược lại, nếu thay vì đồng nhất mình, chúng ta tách nó ra khỏi tâm trí, coi nó như một ác quỷ đột nhập từ bên ngoài, thì hiển nhiên rằng sự lĩnh hội sáng tạo đã được nảy sinh từ bên trong. Sau đó chúng ta sẽ có cơ hội để phân tích cấu trúc tâm lý đó để ý thức được về nó một cách toàn vẹn. 

Sự nghiêm trọng của vấn đề nằm ở chỗ mọi người bị đồng nhất [với các cái Tôi] và điều này thật là đáng tiếc. Nếu mọi người biết về giáo lý của cái Tôi Đa nguyên và thực sự hiểu rằng họ cũng không sở hữu ngay cả cuộc sống của bản thân mình thì họ sẽ không đồng nhất bản thân một cách sai lầm như thế nữa.  

The Great Rebellion, Samael Aun Weor

Lực Eros và năng lực sáng tạo là những trợ giúp hoàn hảo cho sự lĩnh hội và thấu hiểu.

Năng lực sáng tạo khi được chuyển hoá và thăng hoa trong Phép Tình dục (mà không xuất tinh dịch), sẽ mở ra 49 tầng tiềm thức và từ các tầng này, các cái Tôi (mà chúng ta đã che giấu) sẽ nổi lên. Những cấu trúc tâm lý này sẽ xuất hiện dưới dạng các bi kịch, hài kịch, các bộ phim, và qua các biểu tượng và dụ ngôn.

Mấu chốt của việc thấu hiểu là ở ba bí quyết tâm lý sau: Tưởng tượng, Cảm hứng và Trực giác.”

(Biện chứng tâm thứcSamael Aun Weor)

Tám bước của Con đường Bát Chính Đạo trong cõi thứ chín bao gồm:

Một: Lĩnh hội sáng tạo

Hai: Chính niệm

Ba: Chính ngữ

Bốn: Hy sinh hết mình cho nhân loại

Năm: Chính nghiệp

Sáu: Khiết tịnh tuyệt đối

Bảy: Nỗ lực không ngừng chống lại tà sư

Tám: Lòng kiên nhẫn tối thượng vượt qua mọi thử thách và khổ đau

The Aquarian Message, Samael Aun Weor

Hãy thảm khảo bản dịch Kinh Chuyển Pháp Luân, là bài giảng đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là con đường có 8 chi nhánh là:

  1. Chánh Kiến
  2. Chánh Tư duy
  3. Chánh Ngữ
  4. Chánh Nghiệp
  5. Chánh Mạng
  6. Chánh Tinh Tấn
  7. Chánh Niệm
  8. Chánh Định
(Kinh Chuyển Pháp Luân – GS Nguyễn Vĩnh Thượng dịch theo bản dịch tiếng Anh của Mahathera Narada, 1964)

Leave a Reply