Biện chứng tâm thức – Chương 5

✏ Tác giả: Samael Aun Weor, 📖 Biện chứng tâm thức

THẤU HIỂU

Trong thế giới của sự thấu hiểu, rõ ràng mọi thứ đều trừu tượng và dường như là rời rạc. Sự rời rạc này diễn ra ở những bước đầu trong thế giới của sự thấu hiểu.

Do vũ trụ tâm trí và tâm lý của chúng ta đang ở trong trạng thái vô cùng hỗn loạn nên các ý tưởng và cảm xúc chưa được kết nối với nhau. Có một lượng rất lớn các tài liệu chứa đựng những thông tin đầy quyền năng nằm trong 49 cấp độ của tiềm thức, nhưng điều đáng buồn là chúng lại đang ở trạng thái hỗn loạn và bừa bãi. Khi chúng ta rèn luyện trong thế giới của sự thấu hiểu thì hình ảnh và từ ngữ sẽ xuất hiện dưới dạng các Công Án.

Trong những bước đầu của việc rèn luyện thấu hiểu các khiếm khuyết, ta cần đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ. Trong quá trình này, chúng ta sẽ rơi vào các tầng trạng thái khó hiểu, nơi mà hình ảnh không liên kết với nhau và màu sắc không rõ nét, hay nói cách khác là mọi thứ đều không tường minh. Trở ngại chính trong việc thấu hiểu một khiếm khuyết là việc không tập trung được vào yếu tố tâm lý chúng ta đang nghiên cứu, bởi vì tâm trí hay bị sao lãng.

Trong thế giới của sự thấu hiểu, khi chúng ta cố gắng làm việc với một cái Tôi thì mọi thứ trở nên tối tăm, chúng ta hoàn toàn không thể nhìn thấy gì và đôi khi ý thức không còn sáng suốt và nhanh chóng chìm vào mê tưởng. Dòng chảy của suy nghĩ và cảm xúc là một trở ngại trên con đường đi đến việc thấu hiểu một khiếm khuyết.

Khi muốn hiểu về cái Tôi, chúng ta rơi vào một khoảng không đen tối, rơi vào trạng thái mất trí nhớ, trong trạng thái đó chúng ta không biết mình đang làm gì, mình là ai và đang ở đâu. Sức mạnh của Eros [1] và Năng lượng Sáng tạo là những trợ thủ đắc lực nhất cho việc thấu hiểu.

[1] Eros (tiếng Hy Lạp) là tình yêu nam / nữ

Năng lượng Sáng tạo, khi được chuyển hóa hoặc thăng hoa trong phép tình dục mà không có sự xuất tinh, sẽ mở ra 49 cấp độ của tiềm thức. Việc này khiến cho tất cả cái Tôi mà chúng ta đã che giấu phải hiện ra.

Những cấu trúc tâm lý này xuất hiện dưới dạng các vở bi kịch, hài kịch, câu chuyện hay dưới dạng các biểu tượng và truyện ngụ ngôn. Có người đã viết rằng mấu chốt của việc thấu hiểu nằm ở ba bí quyết tâm lý sau: trí tưởng tượng, cảm hứng và trực giác.

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Đối với bậc hiền nhân, tưởng tượng nghĩa là thấy. Trí tưởng tượng là sự sáng suốt của tâm hồn. Để có được trí tưởng tượng, chúng ta cần học cách tập trung suy nghĩ vào một đối tượng duy nhất. Những ai học được cách tập trung tâm trí vào một đối tượng duy nhất sẽ làm những điều kỳ diệu và phi thường.

Những học trò Gnosis muốn đạt tới tri thức của trí tưởng tượng phải học cách tập trung và biết cách thiền. Học trò Gnosis phải gợi lên một trạng thái buồn ngủ trong khi thực hành thiền. Thiền phải đúng. Tâm trí phải chính xác. Chúng ta cần suy nghĩ một cách logic và phải có khái niệm chính xác để các giác quan nội tại có thể phát triển một cách hoàn hảo tuyệt đối. Học trò Gnosis phải rất kiên nhẫn vì bất kỳ hành động thiếu kiên nhẫn nào cũng có thể dẫn đến thất bại.

Trên con đường của Biện chứng Tâm thức, chúng ta cần có lòng kiên trì, ý chí và đức tin với ý thức [được tập trung một cách] tuyệt đối. Nếu một ngày, trong mơ, một hình ảnh xa xăm, một cảnh vật, một khuôn mặt, một con số, một biểu tượng, v.v. hiện ra trong khi thiền thì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang tiến triển. Chúng ta, những học trò Gnosis, sẽ dần dần đạt được tri thức của trí tưởng tượng. Chúng ta sẽ dần dần vén được tấm màn che của Isis.

Bất cứ người nào đã thức tỉnh được tâm thức sẽ đạt đến tri thức của trí tưởng tượng và có thể di chuyển trong thế giới của những hình ảnh biểu tượng. Trước kia, khi cố gắng ngồi thiền để thấu hiểu cái Tôi chúng ta đã nhìn thấy nhiều biểu tượng trong mơ. Bây giờ chúng ta vẫn thấy các biểu tượng như trước nhưng chúng ta không còn mơ nữa. Trước kia chúng ta nhìn những biểu tượng với tâm thức còn ngủ mê, bây giờ chúng ta có thể di chuyển giữa những biểu tượng này với tâm thức tỉnh táo, ngay cả khi cơ thể đang ngủ say.

CẢM HỨNG

Khi đạt đến tri thức của trí tưởng tượng, học trò Gnosis nhìn thấy các biểu tượng nhưng không hiểu được chúng. Họ biết rằng toàn bộ tự nhiên và toàn bộ cái Tôi là một kinh sách sống mà họ không biết đọc. Họ cần phải lên đến cấp độ tri thức cảm hứng để hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng thiêng liêng của tự nhiên và ngôn ngữ trừu tượng của cái Tôi.

Tri thức cảm hứng ban cho chúng ta sức mạnh để hiểu các biểu tượng của tự nhiên và ngôn ngữ khó hiểu của cái Tôi. Việc giải nghĩa các biểu tượng rất tinh tế. Các biểu tượng phải được phân tích một cách “lạnh”, [nghĩa là] không có sự mê tín dị đoan, ác ý, ngờ vực, kiêu hãnh, kiêu ngạo, cuồng tín, thành kiến, định kiến, hận thù, đố kỵ, thèm muốn, ghen tị, v.v., vì tất cả những yếu tố đó đều đến từ cái Tôi. Khi cái Tôi can thiệp vào việc diễn dịch và giải nghĩa các biểu tượng, nó sẽ làm thay đổi ý nghĩa của thông điệp bí mật và sự định hướng mà Bản thể muốn truyền tải về trạng thái tâm lý nội tại của chúng ta dưới dạng biểu tượng.

Việc giải nghĩa biểu tượng phải mang tính phân tích sâu sắc, tính khoa học cao và dựa trên nền tảng huyền học. Chúng ta phải học và hiểu khi không có sự xuất hiện của Cathexis lỏng lẻo, cái Tôi, “bản thân mình”. Chúng ta phải học cách giải nghĩa các biểu tượng của tự nhiên và của Cathexis liên kết, của Bản thể, trong sự vắng mặt hoàn toàn của cái Tôi.

Tuy nhiên, chúng ta nên tự phê bình nhiều hơn bởi vì khi cái Tôi của người học trò Gnosis tin rằng mình biết nhiều thì họ sẽ cảm thấy mình khôn ngoan và không thể sai lầm. Thậm chí họ còn tin rằng cái Tôi không còn can thiệp vào việc nhìn thấy và phân tích các biểu tượng này nữa.

Chúng ta phải biết cách giải thích dựa trên Luật Loại suy [2] Triết học, Luật Tương ứng và Kabbalah Số học. Tôi đề xuất nghiên cứu cuốn Mystical Kabbalah của Dion Fortune và cuốn sách của tôi có tựa đề Tarot và Kabbalah [3].

[2] Loại suy: Suy luận loại suy xuất phát từ sự giống nhau có thực của hai đối tượng đó, để đưa ra kết luận.

[3] Tarot và Kabbalah: cuốn sách này đang trong quá trình dịch.

Bất cứ ai còn giữ lòng thù hận, oán giận, ghen tị, đố kỵ, kiêu căng, v.v. thì sẽ không thể nâng tầm bản thân đển đạt được Tri thức Cảm hứng. Khi vươn tới Tri thức Cảm hứng thì chúng ta sẽ hiểu và biết rằng các sự vật và hiện tượng không xuất hiện một cách ngẫu nghiên. Tất cả các hiện tượng tâm lý của tự nhiên và các sự vật đều thực sự được liên kết với nhau một cách sống động và chặt chẽ. Tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau và điều hoà ở thế giới nội tại. Trên thực tế, không một hiện tượng tâm lý nào của tự nhiên lại có thể được thấu hiểu toàn vẹn nếu chúng ta chỉ xem xét chúng một cách độc lập.

Mọi thứ đều chuyển động không ngừng, mọi thứ đều thay đổi, không có gì ở yên. Sự đấu tranh nội tâm đều có ở mọi đối tượng. Tích cực và tiêu cực cùng tồn tại trong một đối tượng. Những gì định lượng đều [có thể] trở thành định tính. Tri thức Cảm hứng giúp chúng ta biết được mối tương quan giữa những gì đã, đang và sẽ tồn tại.

Vật chất vốn là do năng lượng cô đặc mà thành. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như Chủ nghĩa duy vật biện chứng đều hoàn toàn không biết đến những biến đổi vô hạn của năng lượng. Năng lượng được tính bằng khối lượng nhân với bình phương vận tốc ánh sáng.

Chúng ta, những học trò Gnosis, rút khỏi cuộc chiến của phản đề giữa Chủ nghĩa siêu hình và Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đó là hai cực của sự vô minh, hai phản đề của sai lầm. Chúng ta đi trên một con đường khác, chúng ta là học trò Gnosis, chúng ta coi cuộc sống là một thể thống nhất. Đối tượng chỉ là một điểm trong không gian đóng vai trò như là phương tiện thông qua đó một nhóm giá trị nhất định được biểu hiện.

Tri thức Cảm hứng giúp chúng ta nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa mọi hình thái, mọi giá trị và bản chất của tâm lý. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không biết đến các giá trị mà chỉ nghiên cứu đối tượng. Siêu hình học không biết đến các giá trị và cũng không biết đến đối tượng. Chúng ta, những học trò Gnosis, tách mình ra khỏi hai phản đề của sự vô minh, chúng ta nghiên cứu con người và thiên nhiên một cách toàn diện, chúng ta đang tìm kiếm sự thay đổi toàn vẹn.

Để đạt tới Tri thức Cảm hứng, những học trò Gnosis nên tập trung sâu sắc vào âm nhạc. Cây sáo thần của Mozart khiến chúng ta liên tưởng đến một nghi thức điểm đạo của Ai Cập. Chín bản giao hưởng của Beethoven và nhiều tác phẩm cổ điển tuyệt vời khác, trong đó có Wagner’s Parsifal, sẽ nâng chúng ta đến với Tri thức Cảm hứng. Khi tập trung sâu sắc vào âm nhạc thì học trò Gnosis nên tập vào tiếng nhạc như con ong tập trung vào mật, vào thành quả lao động của mình. Khi đã đạt đến Tri thức Cảm hứng thì người học trò Gnosis nên chuẩn bị cho Tri thức Trực giác.

Ca kịch Cây Sáo Thần của Mozart – ảnh minh hoạ từ Nhà Hát Hoàng Gia Anh Quốc, xuất bản ở báo “The Times”
Ca Kịch Parsifal – ảnh minh hoạ từ Metropolitan Opera

TRỰC GIÁC

Thế giới của trực giác là thế giới của toán học. Nếu muốn vươn tới thế giới của trực giác thì người học trò Gnosis phải là một nhà toán học, hoặc ít nhất là phải có khái niệm cơ bản về số học. Các công thức toán học mang lại tri thức trực giác. Các công thức của Kepler và Newton có thể giúp chúng ta rèn luyện sự phát triển của tri thức trực giác.

Nếu người học trò Gnosis thực hành với sự bền bỉ và kiên nhẫn tuyệt đối thì Bản thể nội tâm, Cathexis liên kết, sẽ dạy và hướng dẫn họ trong công trình vĩ đại. Sau đó, họ sẽ học theo bước chân của vị Thầy, và sẽ nâng mình lên để đến với tri thức trực giác.

Trí tưởng tượng, cảm hứng và trực giác, là ba bước bắt buộc của Biện chứng Tâm thức. Những ai đã làm theo ba bước của tri thức trực tiếp này thì sẽ đạt được siêu thức. Trong thế giới của trực giác chỉ có sự toàn giác. Thế giới của trực giác là thế giới của Bản thể, là thế giới của Bản thể sâu thẳm.

Cái Tôi, Ego, Cathexis lỏng lẻo không thể bước vào trong thế giới đó. Thế giới của trực giác là thế giới tâm linh phổ quát của sự sống.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA CON NGƯỜI

Trí óc là thứ độc ác, xảo quyệt và ghê tởm, nó tạo ra các vấn đề nhưng lại không có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Có nhiều học thuyết không những không giải quyết được vấn đề gì mà lại còn khiến mọi thứ trở nên phức tạp. Những vấn đề quan trọng trong cuộc đời chúng ta vẫn tiếp diễn như thường lệ và bên cạnh đó, thế giới đang tiến rất gần đến chiến tranh thế giới thứ ba.

Thú vật trí năng, được gọi nhầm là con người, cảm thấy tự hào về lý luận chủ quan và kém cỏi của mình, thứ chẳng những không giải quyết được vấn đề gì mà lại còn phức tạp hoá mọi thứ. Trên thực thế, cuộc chiến của tâm trí là cách ít hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề.

Trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu này xuất hiện rất nhiều “người biết tuốt”, những người muốn giải quyết mọi vấn đề nhưng lại không giải quyết được gì cả. Những “người biết tuốt” làm hại các sản phẩm thực vật bằng những thứ lai căng ngớ ngẩn, họ tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh lao, bại liệt, thương hàn, v.v. cho trẻ em. Những “người biết tuốt” biết tất cả nhưng lại không biết gì cả. Họ gây hại bằng những thứ mà họ đã tạo ra và khoe khoang mình là người hiểu biết.

Tâm trí tạo ra những vấn đề mà tâm trí không có khả năng giải quyết, đó quả là một trò chơi tệ hại. Từ trước tới nay, động vật hai chân tội nghiệp chẳng khác gì một món đồ chơi máy móc bị điều khiển bởi những năng lượng mà nó không biết đến. Bất kỳ một sự kiện nào trong vũ trụ, bất kỳ thảm họa nào xảy ra giữa các ngôi sao đều tạo ra những luồng sóng nhất định. Khi thú vật bất hạnh (bị gọi nhầm là con người) tiếp nhận được những luồng sóng này, đại chiến thế giới sẽ nổ ra. Hàng triệu cỗ máy con người đã tự mình lao vào một nhiệm vụ ngu ngốc là phá hủy hàng triệu cỗ máy con người khác trong vô thức.

Hài kịch và bi kịch luôn đi đôi với nhau, và điều hài hước trong trường hợp này là những lá cờ, những khẩu hiệu và tất cả các loại cụm từ được những cỗ máy vô thức đó phát minh ra. Họ nói rằng họ sẽ tham chiến để bảo vệ dân chủ, tự do, đất nước, v.v. Các nhà tư tưởng vĩ đại, những gái mại dâm của của tri thức được thế giới này gọi là “nhà báo”, phớt lờ việc những cuộc chiến này chính là kết quả của một số làn sóng nhất định từ vũ trụ, và rằng các đội quân trên chiến trường đang di chuyển như những con rối tự động dưới tác động của xung động từ những năng lượng vô danh đó.

Chưa từng có vấn đề căn bản nào được giải quyết bằng tâm trí của những thú vật trí năng đáng thương này. Lý trí là chức năng giúp chúng ta hiểu rằng mọi thứ đều không thể hiểu được. Các nhà trí thức vĩ đại đã hoàn toàn thất bại và tình trạng thảm khốc của chúng ta hiện nay là minh chứng rõ ràng cho điều này. Hỡi các nhà trí thức, thế giới của các ông đây, thế giới hỗn loạn và khốn khổ mà ông đã tạo ra bằng lý thuyết của mình đây! Thực tế đang nói rõ một điều: Các ông, những nhà trí thức kiêu ngạo, các ông đã thất bại rồi đấy!

Bản chất bên trong của cuộc chiến tâm trí chính là việc chúng ta lấy cái Tôi làm trung tâm. Chúng ta cần một chức năng mới không dựa trên nền tảng của cái Tôi. Chúng ta cần trận chiến kết thúc và để tâm trí tĩnh lặng và thanh thản; điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách hiểu một cách sâu sắc toàn bộ cơ chế của tư duy chủ quan, kém cỏi. Trong tâm trí thanh thản, một năng lực mới được sinh ra trong chúng ta, đó chính là trực giác.

Chỉ có trực giác mới có thể giải quyết được vấn đề. Rõ ràng là nếu muốn phát triển năng lực mới này thì trước hết chúng ta cần phải hiểu sâu sắc về cơ chế liên kết phức tạp của tâm trí chủ quan. Trung tâm cơ bản của lập luận máy móc là cái Tôi tâm lý. Trung tâm này lấy cái Tôi làm trung tâm và do vậy nó sẽ không bao giờ có thể giải quyết được các vấn đề. Trực giác không liên quan gì đến trung tâm lập luận cơ bản đó, trực giác lấy Đức Ki-tô làm trung tâm.

Mọi vấn đề đều được tạo ra bởi tâm trí và vẫn tồn tại chừng nào tâm trí còn duy trì nó. Mọi vấn đề đều là một hình thái lý trí được duy trì bởi tâm trí. Mọi hình thái lý trí đều có ba giai đoạn: xuất hiện, tồn tại và tiêu tan. Mọi vấn đều đề xuất hiện, tồn tại và sau đó tiêu tan. Vấn đề xuất hiện là do tâm trí tạo ra; nó sẽ vẫn tồn tại chừng nào tâm trí còn chưa quên và nó chỉ tiêu tan hoặc tan biến khi tâm trí đã quên nó đi.

Khi tâm trí ngưng lại, phúc lạc và sau đó là sự khai ngộ sẽ được sinh ra bên trong chúng ta. Trước khi đạt tới sự khai ngộ, chúng ta phải nghiệm qua phúc lạc. Có ba giai đoạn của sự biến đổi: Không suy nghĩ, phúc lạc và khai ngộ.

Trực giác là sự khai ngộ. Tất cả những người đã được khai ngộ đều có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn nhất. Thực sự, vấn đề sẽ không còn tồn tại khi chúng ta quên nó đi. Chúng ta không nên cố gắng giải quyết vấn đề, chúng ta nên giải thể nó. Vấn đề sẽ tan biến khi nó bị lãng quên. Vấn đề là một dạng tinh thần siêu nhạy cảm với hai cực, tích cực và tiêu cực.

Đừng sợ hãi mà thay vào đó hãy quên đi vấn đề, vì vấn đề sẽ được giải thể theo cách này. Mọi người có biết chơi cờ vua không? Một ván cờ là cách tốt để quên đi vấn đề đó, hoặc uống một tách cà phê hoặc một tách trà ngon rồi xuống bể bơi và bơi, hoặc leo núi và cười lên một chút; cười lên khiến ta cảm thấy dễ chịu và điều này sẽ khiến mọi người quên đi vấn đề. Bất cứ lúc nào chỉ cần một chút linh cảm thì vấn đề sẽ được giải quyết. Có lẽ giải pháp đó không theo ý của mọi người nhưng sự thật là vấn đề đã được giải quyết, hay nói đúng hơn là đã tan biến.

Một nhà hiền triết đã nói: “Hãy quan tâm đến mọi thứ trước khi chúng xuất hiện, đây chính là giải pháp. Bởi vì chúng ta hãy đừng quên rằng vấn đề được sinh ra và tồn tại trong tâm trí. Trời mưa và bạn quên ô ở nhà, điều này tự nó không phải là vấn đề. Hay là việc bạn nợ nần, bị mất việc và bị ép phải trả nợ, cũng không phải là vấn đề. Những thực tế này là tương đối trong một thế giới tương đối. Tuy nhiên, vấn đề là thứ cần được giải thể trước khi chúng xuất hiện. Chúng ta cũng có thể giải quyết nó sau nhưng phải lưu ý rằng càng để lâu thì gã khổng lồ mà chúng ta phải hạ gục sẽ càng lớn hơn.”

Sợ hãi là kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta. Con quỷ của sự sợ hãi không thích chúng ta giải quyết vấn đề. Mọi người có sợ mình sẽ bị đuổi ra ngoài đường vì không có tiền trả tiền thuê nhà không? Và nếu người ta tống cổ mọi người ra ngoài đường thì sao? Mọi người có biết cánh cửa mới nào sẽ mở ra cho mình không? Trực giác biết điều đó và đó là lý do tại sao trực giác không sợ hãi. Trực giác làm tan biến các vấn đề. Mọi người có sợ mất việc không? Và nếu mất việc thì sao? Mọi người có biết công việc mới nào dành cho mình không?

Trực giác biết điều đó và đó là lý do tại sao trực giác không sợ hãi. Khi sự đấu tranh tâm trí kết thúc thì trực giác được sinh ra và sự sợ hãi chấm dứt. Trực giác làm tan biến các vấn đề cho dù nó có khó đến đâu đi chăng nữa.


Leave a Reply